Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đi đức Upananda con trai dòng Sakya là rành rẽ về thuyết giảng Giáo Pháp. Vào lúc bấy giờ, có ngưi con trai nhà đại phú nọ đã đi đến gặp đi đức Upananda con trai dòng Sakya, sau khi đến đã đảnh lễ đi đức Upananda con trai dòng Sakya rồi ngồi xuống ở một bên. Đi đức Upananda con trai dòng Sakya đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho ngưi con trai nhà đại phú ấy đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã đưc đi đức Upananda con trai dòng Sakya chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, ngưi con trai nhà đại phú ấy đã nói với đi đức Upananda con trai dòng Sakya điu này: - “Thưa ngài, xin ngài nói ra nhu cầu mà chúng tôi có khả năng đ dâng đến ngài đi đức tức là vật dụng như y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh.” - “Này đạo hữu, nếu đạo hữu có ý định bố thí thì hãy dâng một trong hai[18] tấm vải này.”

- “Thưa ngài, thật là kỳ cục cho các người con trai gia đình danh giá chúng tôi lại đi chỉ mặc một tấm vải! Thưa ngài, xin ch đi đến khi tôi đi v nhà, khi đã về nhà rồi tôi sẽ gởi đến hoặc là một trong hai tấm vải này, hoặc là đp hơn hai tm này.” Đến lần thứ nhì, ―(như trên)Đến lần thứ ba, đi đức Upananda con trai dòng Sakya đã nói với ngưi con trai nhà đại phú ấy điu này: - “Này đạo hữu, nếu ngươi có ý định bố thí thì hãy dâng một trong hai tấm vải này.” - “Thưa ngài, thật là kỳ cục cho các ngưi con trai gia đình danh giá chúng tôi lại đi chỉ mặc một tấm vải! Thưa ngài, xin ch đi đến khi tôi đi v nhà, khi đã về nhà rồi tôi sẽ gởi đến hoặc là một trong hai tấm vải này, hoặc là đp hơn hai tm này.” - “Này đạo hữu, ngươi nói lời thỉnh cầu mà không chịu bố thí, việc gì khiến ngươi không có ý định bố thí lại nói lời thỉnh cầu vậy?” Khi ấy, ngưi con trai nhà đại phú ấy trong lúc bị nài ép bởi đi đức Upananda con trai dòng Sakya nên đã cho một tấm vải rồi đi. Dân chúng sau khi nhìn thấy ngưi con trai nhà đại phú ấy đã nói điều này: - “Này công tử, sao ngài lại đi đến chỉ mặc một tấm vải?”

Khi ấy, ngưi con trai nhà đại phú ấy đã kể lại sự việc ấy cho những người ấy. Những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Các Sa-môn Thích tử này thật ham muốn quá độ, không tự biết đủ. Không dễ gì mà thực hiện sự thỉnh cầu đúng pháp đối với những người này! Tại sao trong lúc đưc ngưi con trai nhà đại phú thực hiện sự thỉnh cầu đúng pháp, các vị ấy lại lấy đi tấm vải choàng?” Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao đi đức Upananda con trai dòng Sakya lại yêu cầu ngưi con trai nhà đại phú về y?” Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này Upananda, nghe nói ngươi yêu cầu ngưi con trai nhà đại phú về y, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” - “Này Upananda, là thân quyến của ngươi hay không phải là thân quyến?” - “Bạch Thế Tôn, không phải là thân quyến.” - “Này kẻ rồ dại, người không phải là thân quyến không biết điều gì thích hợp hay không thích hợp, điều gì đúng hay không đúng đối với người không phải là thân quyến. Này kẻ rồ dại, trong trường hợp ấy sao ngươi lại yêu cầu ngưi con trai nhà đại phú về y? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đc tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya.

 Và điều học này đã đưc đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

[Sự quy đnh căn bản]

Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu đi đường xa từ Sāketa đến Sāvatthī. Gia đường, bọn cưp đã xuất hiện và đã cướp bóc các vị tỳ khưu y. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đã cấm yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y,” trong lúc ngần ngại đã không yêu cầu rồi lõa thể như thế đi đến thành Sāvatthī và đảnh lễ các tỳ khưu. Các t khưu đã nói như vy: - “Này các đi đc, các đạo sĩ lõa thể này tốt thật, những ngưi này đảnh lễ các tỳ khưu.”

 Các vị ấy đã nói như vy: - “Này các đi đức, chúng tôi không phải là đạo sĩ lõa thể, chúng tôi là tỳ khưu.” Các t khưu đã nói với đi đc Upāli điu này: - “Này đi đc Upāli, hãy xét hỏi những ni này đi.” Trong lúc được xét hỏi bởi đi đc Upāli, các vị ấy đã kể lại sự việc ấy.

Khi ấy, đi đc Upāli sau khi xét hỏi các tỳ khưu y đã nói với các tỳ khưu điu này: - “Này các đi đức, những vị này là những vị tỳ khưu, hãy cho y đến những vị ấy.” Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu lại lõa thể mà đi đến? Sao không dùng cỏ che kín lại rồi mới nên đi đến?” Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, Ta cho phép vị có y bị cưp đoạt hoặc vị có y bị hư hng được yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y. (Ta cho phép) khi đi đến trú xứ đầu tiên, nếu nơi ấy hội chúng có y thuộc về trú xá, hoặc vải lót giường, hoặc vải trải nền, hoặc bao nệm, thì được lấy vật ấy và choàng lên (nghĩ rằng): “Khi nhận được y, ta sẽ gởi lại.” Nếu hội chúng không có y thuộc về trú xá, hoặc vải lót giường, hoặc vải trải nền, hoặc bao nệm, thì nên dùng cỏ hoặc lá che kín lại rồi mới nên đi đến; nhưng không nên lõa thể mà đi đến, vị nào đi đến thì phạm tội dukkaṭa. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào yêu cầu nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải là thân quyến về y thì (y ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội pācittiya ngoại trừ có duyên cớ. Duyên cớ trong trường hợp này là vị tỳ khưu có y b cưp đoạt hoặc là có y bị hư hng. Đây là duyên c trong trường hợp này.

[Sự quy định lần hai]

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)

Tỳ khưu ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ đưc đề cập trong ý nghĩa này.

Không phải là thân quyến nghĩa là người không có sự liên hệ họ hàng cho đến bảy thế hệ tổ tiên từ dòng bên mẹ hoặc từ dòng bên cha.

Nam gia chủ nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.

Nữ gia chủ nghĩa là bất cứ người nữ nào sống trong căn nhà.

Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.

Ngoại trừ có duyên cớ: trừ ra có duyên cớ.

Y bị cưp đoạt nghĩa là y của vị tỳ khưu bị các vị vua, hoặc những kẻ trộm, hoặc những kẻ vô lại cưp đoạt, hoặc bị bất cứ những ai cưp đoạt.

Y bị hư hỏng nghĩa là y của vị tỳ khưu bị lửa đốt cháy, hoặc bị nước cuốn trôi, hoặc bị các con chuột hoặc các con mối gặm nhấm, hoặc là cũ kỷ vì sử dụng. Vị yêu cầu, trong lúc thực hiện thì phạm tội dukkaṭa, ngoại trừ có duyên cớ. Do sự đt được thì phạm vào nissaggiya, (y ấy) cần được xả bỏ đến hội chúng, hoặc đến nhóm, hoặc đến cá nhân. Và này các tỳ khưu, nên được xả bỏ như vy ―(như trên)― “Bạch các ngài, y này của tôi đã được yêu cầu từ gia chủ không phải là thân quyến ngoại trừ có duyên cớ, giờ cần được xả bỏ. Tôi xả bỏ y này đến hội chúng.” ―(như trên)hội chúng nên cho lại ―(như trên)chư đi đức nên cho lại―(như trên)― “Tôi cho lại đi đức.”

Không phải là thân quyến, nhận biết không phải là thân quyến, vị yêu cầu y thì phạm tộinissaggiya pācittiya, ngoại trừ có duyên cớ. Không phải là thân quyến, có sự hoài nghi, vị yêu cầu y thì phạm tội nissaggiya pācittiya, ngoại trừ có duyên cớ. Không phải là thân quyến, (lầm) tưởng là thân quyến, vị yêu cầu y thì phạm tội nissaggiya pācittiya, ngoại trừ có duyên cớ. Là thân quyến, (lầm) tưởng không phải là thân quyến, phạm tội dukkaṭa. Là thân quyến, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Là thân quyến, nhận biết là thân quyến thì vô tội.

Khi có duyên cớ, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Dứt điều học về việc yêu cầu người không phải là thân quyến.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada