Sau đó, khi đã ngự tại thành Rājagaha theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Kapilavatthu. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Kapilavatthu.

Tại nơi đó giữa dân chúng dòng Sakya, đức Thế Tôn ngự ở thành Kapilavatthu, tại tu viện Nigrodha. Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, đi đến tư dinh của Suddhodana (Tịnh Phạn) dòng Sakya, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn.

Khi ấy, hoàng hậu mẹ của Rāhula đã nói với hoàng tử Rāhula (La Hu La) điều này: - “Này Rāhula, người kia là cha của con. Hãy đi và cầu xin phần thừa kế.” Khi ấy, hoàng tử Rāhula đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đứng ở phía trưc đức Thế Tôn (nói rằng): - “Này vị Sa-môn, bóng che của ngài thật an lạc.”

Sau đó, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Khi ấy, hoàng tử Rāhula đã theo sát phía sau của đức Thế Tôn (nói rằng): - “Này vị Sa-môn, hãy ban cho con phần thừa kế. Này vị Sa-môn, hãy ban cho con phần thừa kế.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo đi đc Sāriputta rằng: - “Này Sāriputta, như thế thì ngươi hãy cho hoàng tử Rāhula xuất gia.” - “Bạch ngài, con cho hoàng tử Rāhula xut gia như thế nào?”

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép việc xuất gia sa di bằng ba sự đi đến nương nhờ (Tam Quy). Và này các tỳ khưu, nên cho xut gia như vy: Trước tiên, nên cho cạo bỏ râu tóc, cho choàng lên các tấm vải màu ca-sa, cho đp thượng y một bên vai, bảo đảnh lễ ở chân các vị tỳ khưu, bảo ngồi chồm hổm, bảo chắp tay lên, và nên bảo rằng: ‘Ngươi hãy nói như vy: Tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Phật). Tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nh (Tôi xin quy y Pháp). Tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nh (Tôi xin quy y Tăng). Lần thứ nhì, tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ. Lần thứ nhì, tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nhờ. Lần thứ nhì, tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến đức Phật là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến Giáo Pháp là nơi nương nhờ. Lần thứ ba, tôi đi đến Hội Chúng là nơi nương nhờ.’ Này các tỳ khưu, ta cho phép việc xuất gia sa di bằng ba sự đi đến nương nhờ này.”

Khi ấy, đi đc Sāriputta đã cho hoàng tử Rāhula xut gia. Sau đó, Suddhodana dòng Sakya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, Suddhodana dòng Sakya đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, trẫm cầu xin đức Thế Tôn một điu ước muốn.” - “Này vị Gotama, các đng Như Lai đã vượt khỏi các điu ước muốn.” - “Bạch ngài, điều ấy là hợp lý, điều ấy không bị chê trách.” - “Này vị Gotama, hãy nói đi.”

- “Bạch ngài, khi đức Thế Tôn đã xuất gia, đau kh đã khởi lên ở trẫm không phải là ít, tương t như vậy trong việc Nandā,[4] (nhưng là s đau khổ) vô cùng mãnh liệt trong việc Rāhula. Bạch ngài, lòng thương yêu đối với người con trai cắt vào da; sau khi cắt vào da, nó cắt vào lớp da trong; sau khi cắt vào lớp da trong, nó cắt vào thịt; sau khi cắt vào thịt, nó cắt vào gân; sau khi cắt vào gân, nó cắt vào xương; sau khi ct vào xương, nó đạt đến tủy xương rồi trú (ở đó). Bạch ngài, tốt đp thay các ngài đi đc không nên cho ngưi con trai chưa được phép của cha mẹ xuất gia.”

Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho Suddhodana dòng Sakya bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, Suddhodana dòng Sakya đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, không nên cho ngưi con trai chưa được phép của cha mẹ xuất gia; vị nào cho xuất gia thì phạm tội dukkaṭa.”

Dứt phần giảng về câu chuyện của Rāhula.

--ooOoo--

Sau đó, khi đã ngự tại thành Kapilavatthu theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Sāvatthi. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Sāvatthi. Ti nơi đó trong thành Sāvatthi, đức Thế Tôn ngự ở Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, gia đình hộ độ của đi đc Sāriputta đã gởi đứa trẻ trai đến đi đc Sāriputta (nói rng): “Xin ngài trưởng lão hãy cho đứa trẻ này xuất gia.”

Khi ấy, đi đc Sāriputta đã khởi ý điu này: “Đức Thế Tôn đã quy định rằng: ‘Một vị không nên để cho hai sa di phục vụ,’ và ta đây đã có sa di Rāhula. Vậy ta nên thực hành như thế nào?” Rồi đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu có kinh nghim đ năng lực một mình đưc để cho hai sa di phục vụ, hoặc để cho nhiều (sa di) phục vụ với số lượng mà vị ấy vẫn có đủ khả năng để giáo huấn và chỉ dạy.”

Sau đó, các v sa di đã khởi ý điu này: “Chúng ta có bao nhiêu điều học? Và chúng ta nên học tập về vấn đề gì?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ta cho phép mưi điều học đến các sa di và (cho phép) các sa di học tập về các điều học ấy: Việc tránh xa sự giết hại mạng sống, việc tránh xa sự lấy vật không được cho, việc tránh xa điều phi Phạm hạnh (sự hành dâm), việc tránh xa sự nói dối, việc tránh xa trường hợp dễ duôi uống chất say là rượu và chất lên men, việc tránh xa sự ăn phi thời, việc tránh xa sự múa hát đờn và xem trình diễn, việc tránh xa trường hợp đeo vòng hoa thoa vật thơm và tô điểm bằng đồ trang sức, việc tránh xa chỗ nằm ngồi cao và rộng lớn, việc tránh xa sự thọ lãnh vàng bạc. Này các tỳ khưu, ta cho phép mưi điều học này đến các sa di và (cho phép) các sa di học tập về các điều học này.

Vào lúc bấy giờ, các sa di sống không tôn kính, không vâng lời, không cư xử theo phép tắc đối với các tỳ khưu. Các vị tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các sa di lại sống không tôn kính, không vâng lời, không cư xử theo phép tắc đối với các tỳ khưu? Các v đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ta cho phép thực thi hành phạt đối với vị sa di hội đ năm yếu tố: Là vị ra sức làm cho các tỳ khưu không được lợi lộc, ra sức làm cho các tỳ khưu không được sự lợi ích, ra sức làm cho các tỳ khưu không có chỗ ngụ, mắng nhiếc gièm pha các tỳ khưu, chia rẽ các tỳ khưu (này) với các tỳ khưu (khác). Này các t khưu, ta cho phép thực thi hành phạt đối với vị sa di hội đ năm yếu tố này.”

Khi ấy, các tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Hành phạt gì nên được thực hiện?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ta cho phép thực hiện sự ngăn cấm.”

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu thực hiện sự ngăn cấm toàn bộ khu vực tu viện của hội chúng đối với các sa di. Các sa di trong khi không thể đi vào tu viện nên rời đi, hoàn tục, chuyển sang ngoại đạo. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên thực hiện sự ngăn cấm toàn bộ khu vực tu viện của hội chúng; vị nào thực hiện thì phạm tội dukkaṭa. Này các tỳ khưu, ta cho phép thực hiện sự ngăn cấm ở chỗ (tỳ khưu) sinh sống hoặc ở chỗ (tỳ khưu) lui tới.”

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu thực hiện sự ngăn cấm thức ăn theo đường miệng đối với các sa di. Dân chúng trong lúc làm nước cháo và bữa ăn dâng hội chúng nói với các sa di như vầy: - “Này các ngài, hãy đến và húp cháo. Này các ngài, hãy đến và thọ dụng bữa ăn.” Các v sa di nói như vy: - “Này các đạo hữu, không thể được. Các tỳ khưu đã thực hiện sự ngăn cấm.” Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các đi đức lại thực hiện sự ngăn cấm thức ăn theo đường miệng đối với các sa di?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên thực hiện sự ngăn cấm thức ăn theo đường miệng, vị nào thực hiện thì phạm tội dukkaṭa.”

Dứt câu chuyện về hành phạt.

--ooOoo--

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư không hỏi các vị thầy tế độ lại thực hiện sự ngăn cm đối với các sa di. Các vị thầy tế độ tìm kiếm (hỏi rằng): “Vì sao các sa di của chúng tôi lại không được nhìn thấy?” Các tỳ khưu đã nói như vy: - “Này các đi đức, các vị tỳ khưu nhóm Lc Sư đã thực hiện sự ngăn cấm.” Các vị thầy tế độ phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lc Sư không hỏi chúng tôi lại thực hiện sự ngăn cm đối với các sa di của chúng tôi? Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, chưa hỏi các vị thầy tế độ không nên thực hiện sự ngăn cấm; vị nào thực hiện thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lc Sư đã dụ dỗ các sa di của các tỳ khưu trưởng lão. Các vị trưởng lão bị mệt nhọc trong khi tự mình lấy gỗ chà răng và nước súc miệng. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên dụ dỗ tập thể của vị khác; vị nào dụ dỗ thì phạm tội dukkaṭa.”

Vào lúc bấy giờ, sa di tên Kaṇṭaka của đi đức Upananda con trai dòng Sakya đã làm nhơ t khưu ni tên Kaṇṭakī. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Vì sao vị sa di lại thực hành điều sai trái có hình thức như thế?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ta cho phép trục xuất sa di hội đ mười yếu tố này: Là kẻ giết hại mạng sống, là kẻ lấy vật không được cho, là kẻ phi Phạm hạnh (hành dâm), là kẻ nói dối, là kẻ uống chất say, là kẻ phỉ báng đức Phật, phỉ báng Giáo Pháp, phỉ báng Hội Chúng, là kẻ có tri kiến sai trái, là kẻ làm nhơ t khưu ni. Này các t khưu, ta cho phép trục xuất vị sa di hội đ mười yếu tố này.”

Vào lúc bấy giờ, có ngưi vô căn n đã được xuất gia ở nơi các t khưu. Người ấy đi đến gặp các vị tỳ khưu trẻ rồi nói như vy: - “Này các đi đức, hãy đi đến. Hãy làm điu nhơ nhớp với tôi.” Các vị tỳ khưu đui đi: - “Này k vô căn, tiêu mt đi! Này k vô căn, biến mất đi! Ai mà cn đến ngươi?” Bị các tỳ khưu xua đui, người ấy đi đến gặp các sa di to bự lớn xác rồi nói như vy: - “Này các đi đức, hãy đi đến. Hãy làm điu nhơ nhớp với tôi.” Các vị sa di đui đi: - “Này k vô căn, tiêu mất đi! Này k vô căn, biến mất đi! Ai mà cn đến ngươi?”

Người ấy khi bị các vị sa di xua đuổi lại đi đến gặp những ngưi chăn voi, nhng người giữ ngựa rồi nói như vy: - “Này các đạo hữu, hãy đi đến. Hãy làm điu nhơ nhớp với tôi.” Những ngưi chăn voi, nhng người giữ ngựa đã làm điu nhơ nhớp. Những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Những Sa-môn Thích tử này là những kẻ vô căn. Nhng người nào trong bọn họ không phải là những kẻ vô căn thì những người ấy làm điu nhơ nhớp với những kẻ vô căn. Như vậy, chính tất cả những người này không có Phạm hạnh.”

Các tỳ khưu đã nghe được những ngưi chăn voi nhng người giữ ngựa phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu y đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, k vô căn chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (1)

Vào lúc bấy giờ, có người con trai của gia đình bị khánh tận không còn gia quyến nọ là người mảnh mai. Khi ấy, người con trai của gia đình bị khánh tận không còn gia quyến ấy đã khởi ý điu này: “Ta là người mảnh mai, không đủ khả năng đ đt đến tài sản chưa có hoc làm tăng trưởng tài sản đã có, với phương kế gì để ta có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc?”

Rồi người con trai của gia đình bị khánh tận không còn gia quyến ấy đã khởi ý điều này: “Những Sa-môn Thích tử này có giới luật thoải mái, có sở hành thoải mái, sau khi thọ thực thức ăn ngon rồi nằm ngủ ở những cái giường kín gió, hay là ta nên tự mình chuẩn bị y bát, cạo bỏ râu tóc, khoác lên các mảnh vải màu ca-sa, đi đến tu viện, và chung sống với các tỳ khưu?”

Sau đó, người con trai của gia đình bị khánh tận không còn gia quyến ấy đã tự mình chuẩn bị y bát, cạo bỏ râu tóc, khoác lên các mảnh vải màu ca-sa, đi đến tu viện, và đảnh lễ các vị tỳ khưu. Các vị tỳ khưu đã nói như vy: - “Này đi đc, đi đc đưc bao nhiêu năm?” - “Đưc bao nhiêu năm? Này các đi đc, điều ấy là gì vậy?” - “Này đi đức, ai là thầy tế độ của đi đức?” - “Thầy tế đ? Này các đi đc, điều ấy là gì vậy?” Các vị tỳ khưu đã nói với đi đc Upāli điu này: “ - “Này đi đc Upāli, hãy thẩm tra ngưi đã xuất gia này đi.”

Sau đó, trong khi đưc đi đc Upāli thm tra người con trai của gia đình bị khánh tận không còn gia quyến ấy đã kể lại sự việc ấy. Đi đc Upāli đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu)[5] chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất. Này các tỳ khưu, k đã đi theo ngoại đo chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (2 - 3)

Vào lúc bấy giờ, có con rồng nọ lo ngại, xấu hổ, và chán ghét với sự xuất thân là loài rồng. Sau đó, con rồng ấy đã khởi ý điều này: “Với phương kế gì ta có thể hoàn toàn thoát khỏi sự xuất thân là loài rồng và có thể thành tựu bản thể của loài người một cách nhanh chóng?” Khi ấy, con rồng ấy đã khởi ý điều này: “Những vị Sa-môn Thích tử này là những vị thực hành Giáo Pháp, thực hành sự bình thản, thực hành Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp; nếu ta có thể xuất gia nơi các vị Sa-môn Thích tử, như thế ta có thể hoàn toàn thoát khỏi sự xuất thân là loài rồng và có thể thành tựu bản thể của loài người một cách nhanh chóng.”

Sau đó, con rồng ấy với hình dáng của ngưi thanh niên đã đi đến gặp các vị tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các vị tỳ khưu đã cho người ấy xuất gia, đã cho tu lên bậc trên. Vào lúc bấy giờ, con rồng ấy cùng với vị tỳ khưu khác ngụ trong trú xá ở chỗ giáp ranh. Khi ấy vào lúc hừng sáng của đêm, vị tỳ khưu ấy thức dậy và đi kinh hành ở ngoài trời.

Sau đó, trong khi vị tỳ khưu y đã đi ra ngoài con rồng ấy hết lo âu nên đã chìm vào giấc ngủ. Toàn bộ trú xá đã bị tràn ngập bởi (thân của) con rồng và các vòng thân còn ló ra khỏi các cửa sổ. Sau đó, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi vào trú xá,” trong lúc đẩy cánh cửa đã nhìn thấy toàn bộ trú xá bị tràn ngập bởi (thân của) con rồng và các vòng thân đang ló ra khỏi các cửa sổ, sau khi nhìn thấy (trở nên) sợ hãi và đã kêu thét lên. Các vị tỳ khưu đã chạy lại và nói với vị tỳ khưu y điu này: - “Này đi đức, vì sao đi đức lại kêu thét lên vậy?” - “Này các đi đức, toàn bộ trú xá này bị tràn ngập bởi (thân của) con rồng và các vòng thân còn ló ra khỏi các cửa sổ.

Khi ấy, con rồng ấy sau khi thức giấc bởi tiếng động ấy đã ngồi xuống trên chỗ ngồi của mình. Các vị tỳ khưu đã nói như vy: - “Này đ, ngươi là ai vy?” - “Thưa các ngài, tôi là rng.” - “Này đệ, vì sao ngươi lại biến thành hình dạng như thế này?”

Khi ấy, con rồng ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và nói với con rồng ấy điu này: - “Các ngươi là loài rồng không có được pháp tiến bộ trong Pháp và Luật này. Này rồng, ngươi hãy đi đi. Và hãy tiến hành Uposatha[6]vào ngày mười bốn, ngày mưi lăm và ngày thứ tám của mỗi nửa tháng ở ngay nơi y, như thế ngươi sẽ hoàn toàn thoát khỏi sự xuất thân là loài rồng và sẽ thành tựu bản thể của loài người một cách nhanh chóng.”

Khi ấy, con rồng ấy (nghĩ rằng): “Nghe nói ta không có được pháp tiến bộ trong Pháp và Luật này” (trở nên) đau khổ, rầu rĩ, trong khi đang trào ra nước mắt đã khóc rống lên, rồi bỏ đi. Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, đây là hai lý do đưa đến việc hiện ra bản thể thật của loài rồng là khi nó thực hiện việc lứa đôi với rồng cái và khi nó hết lo âu rồi chìm vào giấc ngủ. Này các tỳ khưu, hai lý do này đưa đến việc hiện ra bản thể thật của loài rồng. Này các tỳ khưu, loài thú chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất. (4)

Vào lúc bấy giờ, có người thanh niên nọ là kẻ đã đot đi mạng sống của người mẹ. Người ấy lo ngại, xấu hổ, và chán ghét với hành đng ác độc ấy. Sau đó, người thanh niên ấy đã khởi ý điều này: “Với phương kế gì ta có thể thực hiện sự thoát ly đối với nghiệp ác ấy?” Khi ấy, người thanh niên ấy đã khởi ý điều này: “Những vị Sa-môn Thích tử này là những vị thực hành Giáo Pháp, thực hành sự bình thản, thực hành Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp; nếu ta có thể xuất gia nơi các vị Sa-môn Thích tử, như thế ta có thể thực hiện sự thoát ly đối với nghiệp ác ấy.”

Sau đó, người thanh niên ấy đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã nói với đi đc Upāli điu này: - “Này đi đc Upāli, cũng trưc đây con rồng với hình dáng của ngưi thanh niên đã được xuất gia ở nơi các t khưu. Này đi đc Upāli, hãy thẩm tra người thanh niên này.”

Sau đó, trong khi đưc đi đc Upāli thm tra người thanh niên ấy đã kể lại sự việc ấy. Đi đc Upāli đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, kẻ giết mẹ chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (5)

Vào lúc bấy giờ, có người thanh niên nọ là kẻ đã đot đi mạng sống của ngưi cha. Người ấy lo ngại, xấu hổ, và chán ghét với nghiệp ác ấy. Sau đó, người thanh niên ấy đã khởi ý điều này: “Với phương kế gì ta có thể thực hiện sự thoát ly đối với nghiệp ác ấy?” Khi ấy, người thanh niên ấy đã khởi ý điều này: “Những vị Sa-môn Thích tử này là những vị thực hành Giáo Pháp, thực -hành sự bình thản, thực hành Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp; nếu ta có thể xuất gia nơi các vị Sa-môn Thích tử, như thế ta có thể thực hiện sự thoát ly đối với nghiệp ác ấy.”

Sau đó, người thanh niên ấy đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã nói với đi đc Upāli điu này: - “Này đi đc Upāli, cũng trưc đây con rồng với hình dáng của ngưi thanh niên đã được xuất gia ở nơi các t khưu. Này đi đc Upāli, hãy thẩm tra người thanh niên này.”

Sau đó, trong khi đưc đi đc Upāli thm tra người thanh niên ấy đã kể lại sự việc ấy. Đi đc Upāli đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, kẻ giết cha chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (6)

Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu đi đường xa từ Sāketa đến thành Sāvatthi. Gia đường bọn cưp đã xuất hiện; chúng đã cướp bóc một số tỳ khưu và đã giết chết một số tỳ khưu. Các binh lính của đức vua phát xuất từ thành Sāvatthi đã bắt được một số kẻ cướp. Một số kẻ cưp đã tẩu thoát. Những kẻ tẩu thoát ấy đã xuất gia ở nơi các t khưu. Những kẻ nào đã bị bắt thì bị đưa đi tử hình.

Những kẻ đã được xuất gia ấy đã nhìn thấy những kẻ ớp ấy đang b đưa đi tử hình, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy: - “May mắn thay chúng ta đã tẩu thoát, nếu hôm nay chúng ta bị bắt, chúng ta cũng có thể bị giết y như thế này.” Các vị tỳ khưu đã nói như vy: - “Này các đi đức, các vị đã nói điều gì vậy?” Khi ấy, những kẻ đã được xuất gia ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, các vị tỳ khưu ấy là các vị A-la-hán. Này các tỳ khưu, kẻ giết A-la-hán chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (7)

Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu ni đi đường xa từ Sāketa đến thành Sāvatthi. Gia đường, bọn cưp đã xuất hiện; chúng đã cướp bóc một số tỳ khưu ni, đã làm nhơ nhớp một số tỳ khưu ni. Các binh lính của đức vua phát xuất từ thành Sāvatthi đã bắt được một số kẻ cướp. Một số kẻ cưp đã tẩu thoát. Những kẻ tẩu thoát ấy đã xuất gia ở nơi các t khưu. Những kẻ nào đã bị bắt thì bị đưa đi tử hình.

Những kẻ đã được xuất gia ấy đã nhìn thấy những kẻ cướp ấy đang b đưa đi tử hình, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy: - “May mắn thay chúng ta đã tẩu thoát. Nếu hôm nay chúng ta bị bắt, chúng ta cũng có thể bị giết y như thế này.” Các vị tỳ khưu đã nói như vy: - “Này các đi đức, các vị đã nói điều gì vậy?” Khi ấy, những kẻ đã được xuất gia ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các t khưu đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, k làm nhơ t khưu ni chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất. Này các tỳ khưu, kẻ làm chia rẽ hội chúng chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất. Này các tỳ khưu, kẻ làm chảy máu (đức Phật) chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (8 - 9 - 10)

Vào lúc bấy giờ, có ngưi lưng căn n[7] đã được xuất gia ở nơi các t khưu. Người ấy hành đng (như người nam) rồi bảo (ngưi nam khác) hành động (với mình). Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, ngưi lưng căn chưa được tu lên bậc trên thì không nên cho tu lên bậc trên, đã tu lên bậc trên rồi thì nên trục xuất.” (11)

Dứt mười một câu chuyện về ngưi chưa được tu lên bậc trên.

--ooOoo--

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bc trên người không có thầy tế độ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bc trên người không có thầy tế độ; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (1)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với hội chúng là thầy tế độ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với hội chúng là thầy tế độ; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (2)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với nhóm (hai hoặc ba vị tỳ khưu) là thầy tế độ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với nhóm (hai hoặc ba vị tỳ khưu) là thầy tế độ; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (3)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với kẻ vô căn là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu) là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ đã đi theo ngoi đạo là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với loài thú là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ giết mẹ là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ giết cha là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ giết A-la-hán là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ làm nhơ t khưu ni là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ chia rẽ hội chúng là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ làm chảy máu (đức Phật) là thầy tế đ. ―(như trên)― cho tu lên bậc trên với kẻ lưng căn là thầy tế độ.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với kẻ vô căn là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ trộm tướng mạo (tỳ khưu) là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ đã đi theo ngoi đạo là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với loài thú là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ giết mẹ là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ giết cha là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ giết A-la-hán là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ làm nhơ t khưu ni là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ chia rẽ hội chúng là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ làm chảy máu (đức Phật) là thầy tế đ. ―(như trên)― Không nên cho tu lên bậc trên với kẻ lưng căn là thầy tế độ; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (4 - 14)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bc trên người không có bình bát. Các vị đi khất thực bằng hai tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên người không có bình bát; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (15)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bc trên người không có y. Các vị lõa thể đi khất thực. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bc trên người không có y; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (16)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên người không có y và bình bát. Các vị lõa thể đi khất thực bằng hai tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bc trên người không có y và bình bát; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (17)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với bình bát (mượn) của ngưi đã được yêu cầu (trưc). Khi đã được tu lên bậc trên, các vị trả lại bình bát. Các vị đi khất thực bằng hai tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với bình bát mượn; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (18)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với y (mượn) của ngưi đã được yêu cầu (trưc). Khi đã được tu lên bậc trên, các vị trả lại y. Các vị lõa thể đi khất thực. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với y mượn; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (19)

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho tu lên bậc trên với y và bình bát (mượn) của ngưi đã được yêu cầu (trưc). Khi đã được tu lên bậc trên, các vị trả lại y và bình bát. Các vị lõa thể đi khất thực bằng hai tay. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Giống như là những kẻ ngoại đạo.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên với y và bình bát mượn; vị nào cho tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa.” (20)

Dứt hai mươi trường hợp về người không nên cho tu lên bậc trên.

--ooOoo--

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu cho người bị đứt cánh tay xuất gia. ―(như trên)― cho người bị đứt bàn chân xuất gia. ... cho người bị đứt cánh tay và bàn chân xuất gia. ... cho người bị sứt tai xuất gia. ... cho người bị sứt mũi xuất gia. ... cho người bị sứt tai và mũi xuất gia. ... cho người bị đứt ngón tay xuất gia. ... cho người bị đứt móng tay xuất gia. ... cho người bị đứt gân chân xuất gia. ... cho người có bàn tay dính liền giống cánh dơi xut gia. ... cho ngưi gù lưng xut gia. ... cho người lùn tịt xuất gia. ... cho ngưi có bướu cổ xuất gia. ... cho người bị xử hình phạt đóng dấu xuất gia. ... cho người bị xử hình phạt đánh bằng roi xuất gia. ... cho người bị cáo thị tầm nã xuất gia. ... cho người phù chân voi xuất gia. ... cho người có bệnh trầm trọng xuất gia. ... cho người bôi nhọ tập thể xuất gia. ... cho người chột mắt xuất gia. ... cho người có tứ chi bị co rút xuất gia. ... cho người què xuất gia. ... cho người bị liệt nửa thân xuất gia. ... cho ngưi đi khập khiễng xuất gia. ... cho người già yếu xuất gia. ... cho người mù xuất gia. ... cho người câm xuất gia. ... cho ngưi điếc xuất gia. ... cho người mù và câm xuất gia. ... cho ngưi mù và điếc xuất gia. ... cho ngưi câm và điếc xuất gia. ... cho ngưi mù câm điếc xuất gia.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- “Này các tỳ khưu, không nên cho người bị đứt cánh tay xuất gia. ―(như trên)― Không nên cho người bị đứt bàn chân xuất gia. ... Không nên cho người bị đứt cánh tay và bàn chân xuất gia. ... Không nên cho người sứt tai xuất gia. ... Không nên cho người bị sứt mũi xuất gia. ... Không nên cho người bị sứt tai và mũi xuất gia. ... Không nên cho người bị đứt ngón tay xuất gia. ... Không nên cho người bị đứt móng tay xuất gia. ... Không nên cho người bị đứt gân chân xuất gia. ... Không nên cho người có bàn tay dính liền giống cánh dơi xuất gia. ... Không nên cho ngưi gù lưng xut gia. ... Không nên cho người lùn tịt xuất gia. ... Không nên cho ngưi có bướu cổ xuất gia. ... Không nên cho người bị xử hình phạt đóng dấu xuất gia. ... Không nên cho người bị xử hình phạt đánh bằng roi xuất gia. ... Không nên cho người bị cáo thị tầm nã xuất gia. ... Không nên cho người phù chân voi xuất gia. ... Không nên cho người có bệnh trầm trọng kinh niên xuất gia. ... Không nên cho người bôi nhọ tập thể xuất gia. ... Không nên cho người chột mắt xuất gia. ... Không nên cho người có tứ chi bị co rút xuất gia. ... Không nên cho người què xuất gia. ... Không nên cho người bị liệt nửa thân xuất gia. ... Không nên cho ngưi đi khập khiễng xuất gia. ... Không nên cho người già yếu xuất gia. ... Không nên cho người mù xuất gia. ... Không nên cho người câm xuất gia. ... Không nên cho ngưi điếc xuất gia. ... Không nên cho người mù và câm xuất gia. ... Không nên cho ngưi mù và điếc xuất gia. ... Không nên cho ngưi câm và điếc xuất gia. ... Không nên cho người mù câm điếc xuất gia; vị nào cho xuất gia thì phạm tội dukkaṭa.”

Dứt ba mươi hai trường hợp không nên cho xuất gia.

Dứt tụng phẩm ‘Phần Thừa Kế’ là thứ chín.

--ooOoo--

[4] Nandā là con trai của đức vua Suddhodana và bà Mahāpajāpati Gotamī, tức em cùng cha khác mẹ với đức Phật (ND).

[5] Theyyasaṃvāsaka nghĩa là kẻ sống chung theo lối trộm cắp. Chú Giải đề cập 3 loại theyyasaṃvāsaka:liṅgatthenaka (kẻ trộm tướng mạo) nghĩa là kẻ tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và không biết gì về các điu quy định, saṃvāsatthenaka (kẻ trộm trong việc cộng trú) nghĩa là vị sa di đã hoàn tục rồi đi đến tu viện nói dối là tỳ khưu và có biết về các điu quy định, hạng thứ ba ubhayatthenaka (kẻ trộm theo cả hai cách) nghĩa là kẻ tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và có biết về các điu quy định (VinA. v, 1016-1017).

[6] Vào các ngày này, các cư sĩ thường thọ trì tám giới hoặc mười giới một ngày đêm (ND).

[7] Người có cả hai bộ phận sinh dục nam và nữ (ND).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada