(Như kinh trên 28 chỉ khác là ở đây chỉ cho nhiều Tỷ-kheo)

XI. Moggalàna (S.v,288)

1) ...

2) Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

3) -- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, tu tập, làm cho sung mãn những pháp nào, Tỷ-kheo Moggalàna có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy?

-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...

4) -- Do tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc, Tỷ-kheo Moggalàna có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Moggalàna tu tập như ý túc câu hữu với dục định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Như vậy, dục của ta không quá yếu đuối... với tâm chói sáng, tu tập tâm".

6-7) ... tinh tấn định... tâm định...

8) ... tu tập như ý túc câu hữu với tư duy định tinh cần hành (nghĩ rằng): "Tư duy của ta sẽ không quá yếu đuối, sẽ không quá hăng say, sẽ không co rút phía trong, sẽ không phân tán phía ngoài..". Như vậy, với tâm rộng mở, với tâm không gò bó, với tâm chói sáng, vị ấy tu tập tâm.

9) Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna có đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy.

10) Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna thực hiện nhiều loại thần thông: Như một thân hiện thành nhiều thân, nhiều thân hiện thành một thân... tự thân có thể bay đến Phạm thiên giới.

11) Do tu tập, làm cho sung mãn bốn như ý túc này, Tỷ-kheo Moggalàna đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada