1-2) ...

3) -- Này các Tỷ-kheo, có ba thọ này do xúc sanh, lấy xúc làm căn bản, lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm trợ duyên.

4) Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.

5) Do xúc được cảm thọ là lạc, này các Tỷ-kheo, lạc thọ sanh. Do sự đoạn diệt của xúc ấy được cảm thọ là lạc, lạc thọ ấy khởi lên do duyên xúc tương ứng được cảm thọ là lạc, lạc thọ ấy đoạn diệt, được tịnh chỉ.

6) Do xúc được cảm thọ là khổ, này các Tỷ-kheo, khổ thọ sanh. Do sự đoạn diệt của xúc ấy được cảm thọ là khổ, khổ thọ ấy khởi lên do duyên xúc tương ứng được cảm thọ là khổ, khổ thọ ấy đoạn diệt, được tịnh chỉ.

7) Do xúc được cảm thọ là bất khổ bất lạc, này các Tỷ-kheo, bất khổ bất lạc thọ sanh. Do sự đoạn diệt của xúc ấy được cảm thọ là bất khổ bất lạc, bất khổ bất lạc ấy khởi lên do duyên xúc tương ứng được cảm thọ là bất khổ bất lạc, bất khổ bất lạc thọ ấy đoạn diệt, được tịnh chỉ.

8) Ví như, này các Tỷ-kheo, hai khúc gỗ cọ xát nhau, đem đến gần nhau, nên sức nóng sanh ra, lửa được hiện hữu. Khi hai khúc gỗ ấy bị phân ly tuyệt duyên, thời sức nóng khởi lên do duyên ấy được đoạn diệt, được tịnh chỉ.

9) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ba thọ này do xúc sanh, lấy xúc làm căn bản, lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm trợ duyên, do duyên xúc tương ứng, các thọ tương ứng, tương ứng, khởi lên. Do sự đoạn diệt của xúc tương ứng, tương ứng các thọ tương ứng, tương ứng được đoạn diệt.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada