Nhân duyên ở Sāvatthi …

—Ví như, này các Tỷ-kheo, một con sông từ núi cao chảy xuống, từ xa chảy đến, dòng nước chảy xiết. Trên hai bờ con sông ấy, nếu cỏ lau kàsà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cỏ kàsà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại lau babbakjà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cỏ bìranà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cây mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống.

Và một người bị dòng nước của con sông ấy cuốn trôi, nếu người ấy nắm lấy cỏ lau kàsà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy loại cỏ kàsà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy loại lau babbakjà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy các loại cây, loại cây này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Khi sắc ấy của người ấy bị bựt đứt, do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn.

… quán thọ … quán tưởng … quán các hành …

… quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức ấy của người ấy bị bựt đứt, do nhân duyên ấy, người ấy rơi vào tai ách khổ nạn.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

—Thọ … Tưởng … Các hành … Thức là thường hay vô thường?

—Vô thường, bạch Thế Tôn.

Do vậy … Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”. Vị ấy biết rõ như vậy.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada