Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī.

Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Sāriputta:

—Này Sāriputta, trong kinh Pārāyaṇa, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!

Này Sāriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

Ðược nói vậy, Tôn giả Sāriputta giữ im lặng.

Lần thứ hai, Thế Tôn gọi Tôn giả Sāriputta… Lần thứ hai, Tôn giả Sāriputta giữ im lặng.

Lần thứ ba, Thế Tôn gọi Tôn giả Sāriputta:

—Này Sāriputta, trong kinh Pārāyaṇa, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!

Này Sāriputta, lời nói tóm tắt này, ý nghĩa cần phải được nhận hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

Lần thứ ba, Tôn giả Sāriputta giữ im lặng.

—Này Sāriputta, ông có thấy cái này được sinh thành? Này Sāriputta, ông có thấy cái này được sinh thành?

—Cái này được sinh thành. Bạch Thế Tôn, vị ấy với chánh trí tuệ thấy như chơn cái này được sinh thành. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy thấy với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sự tục sanh do một loại đồ ăn.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị sự đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt. Như vậy, bạch Thế Tôn, là bậc hữu học.

Và bạch Thế Tôn, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Bạch Thế Tôn, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ cái này được sinh thành. “Cái này được sinh thành”; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát không có chấp thủ. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn, vị ấy được giải thoát, không chấp thủ.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ. Như vậy, bạch Thế Tôn, là thuần thục pháp hữu vi.

Như vậy, bạch Thế Tôn, như đã được nói trong kinh Pārāyaṇa, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,
 đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!

Bạch Thế Tôn, lời nói tóm tắt này, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

—Lành thay, lành thay! Cái này được sinh thành, này Sāriputta, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái này được sinh thành; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt, đối với cái được sinh thành. Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn, lại thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn.

Do sự đoạn diệt của một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt với một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, vị ấy thực hành sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt.

Như vậy, này Sāriputta, là bậc hữu học.

Và này Sāriputta, như thế nào là thuần thục pháp hữu vi? Này Sāriputta, cái này được sinh thành, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Cái này được sinh thành; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với cái được sinh thành, vị ấy được giải thoát, không có chấp thủ.

Vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ sự tục sanh do một loại đồ ăn. Sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, sự tục sanh do một loại đồ ăn, đối với sự tục sanh do một loại đồ ăn, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt, vị ấy được giải thoát, không chấp thủ.

Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành ấy phải bị đoạn diệt, vị ấy thấy như chơn với chánh trí tuệ. Do sự đoạn diệt một loại đồ ăn, cái được sinh thành phải bị đoạn diệt; sau khi thấy như chơn với chánh trí tuệ, do sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sự vật phải bị đoạn diệt, vị ấy được giải thoát không có chấp thủ.

Như vậy, này Sāriputta, là thuần thục pháp hữu vi.

Như vậy, này Sāriputta, như đã được nói trong kinh Pārāyaṇa, đoạn các câu hỏi của Ajita, có bài:

Thuần thục pháp hữu vi,
Ở đây nhiều hữu học,
Trí tuệ những vị ấy,
Trong uy nghi của họ,
Hãy đáp lời ta hỏi,
Nói lên, này Thân hữu!

Này Sāriputta, lời nói tóm tắt này cần hiểu ý nghĩa một cách, rộng rãi như vậy.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada