213.Tư cách bn lành đã được bậc Hiền Trí khen ngợi khi đề cập đến thế gian. Trong khi thân cận với các bạn lành, ngay cả kẻ ngu dốt cũng có thể trở thành người sáng trí.

214.Những người tốt nên được thân cận, như thế trí tuệ tăng trưởng cho những người thân cận. Người thân cận những người tốt có thể thoát khỏi tất cả những nỗi khổ đau.

215.(Người thân cận những người tốt) có thể nhận thức được Khổ, sự sanh lên của Khổ, sự Tịch Diệt, và Đạo Lộ tám chi phần, luôn cả bốn Chân Lý cao thượng.

216.Bản thể người nữ là khổ, (là điều) đã đưc đng Điều Ngự Trưng Phu nói đến. Tình trạng có chung chồng cũng là khổ, một số người nữ sanh đẻ lần đầu (cũng là khổ).[27]

217.Những người nữ mang bào thai nghịch tử (nằm sai vị trí) thậm chí còn cắt ở cổ họng, những người có thân hình mảnh mai ăn vào các chất độc, cả hai (mẹ và con) đều gánh chịu các sự bất hạnh.

218.Khi đã gần đến lúc sanh nở, trong khi đang đi (về nhà mẹ), tôi đã nhìn thấy người chồng bị chết. Tôi đã sanh đẻ ở trên đường, khi tôi còn chưa đt đến căn nhà của mình.[28]

219.(Paṭācārā) ngưi đàn bà khốn khổ có hai con trai đã qua đi, và người chồng đã chết trên đưng đi, m, cha, và em trai đưc thiêu đốt chung một giàn hỏa táng.

220.Này ngưi đàn bà khốn khổ có gia tộc đã bị tiêu tán, khổ đau ca nàng đã gánh chịu là vô ngần, và nước mắt của nàng đã được tuôn trào trong nhiều ngàn kiếp sống.

221.Tôi cũng đã nhìn thấy khi ấy, ở giữa bãi tha ma, những mẩu thịt của con trai bị ngấu nghiến (bởi loài thú). Là người nữ có gia tộc đã bị giết chết, bị mọi người quở trách, là góa phụ, tôi đã chứng đắc sự Bất Tử.

222.Thánh Đạo tám chi phần đưa đến sự Bất Tử đã được tôi tu tập, Niết Bàn đã được tôi chứng ngộ; tôi đã nhìn thấy tấm gương Giáo Pháp.

223.Tôi có mũi tên đã được nhổ lên, có gánh nặng đã đưc đặt xuống, có việc cần làm đã đưc làm xong. Trưởng lão ni Kisāgotamī, vi tâm đã được giải thoát, đã nói lên điều này.”

Trưởng lão ni Kisāgotamī đã nói những lời kệ như thế.

Nhóm Mười Một được chấm dứt.

--ooOoo--

[1] Vào mỗi nửa tháng, ba ngày Bát Quan Trai mồng tám, mười bốn, mười lăm, cộng thêm ngày rước và ngày đưa là các ngày bảy, ngày chín, ngày mười ba, và mồng một (ND).

[2] Câu kệ 42 giống câu kệ 37.

[3] Câu kệ 45 giống câu kệ 21.

[4] Câu kệ 62 giống câu kệ 59.

[5] Câu kệ 82 giống câu kệ 19.

[6] Không nên hiểu lầm đây là trường hợp tu lên bậc trên bậc trên của tỳ khưu ni, trưởng hợp được trở thành tỳ khưu khi được đức Phật gọi rằng: ‘Ehi, bhikkhu = Này tỳ khưu, hãy đến’ chỉ áp dụng cho tỳ khưu. Chú Giải Sư Dhammapāla cho biết nguyên lời của đức Phật như sau: ‘Này Bhaddā, hãy đến. Cô hãy đi đến chỗ trú ngụ của tỳ khưu ni, hãy xuất gia rồi tu lên bậc trên trong sự chứng minh của các tỳ khưu ni’ (ThigA., 105, PTS).

[7] Câu kệ 131 tương tợ câu kệ 52.

[8] Câu kệ 132 giống câu kệ 53.

[9] Câu kệ 139 là lời xúi giục của Ma Vương, các câu kệ còn lại là lời của vị trưởng lão ni.

[10] Hai câu kệ 141, 142 giống hai câu kệ 58, 59.

[11] Câu kệ 160 giống câu kệ 22.

[12] Ba câu kệ 165 - 167 đề cập đến năm hạ phần kiết sử và năm thượng phần kiết sử (ND).

[13] Câu kệ 169 giống câu kệ 37.

[14] 172 cd (nửa sau của câu kệ 172) và câu kệ 173 tương tự câu kệ 120.

[15] Câu kệ 175 giống câu kệ 117.

[16] Câu kệ 176 tương tự câu kệ 13.                

[17] Câu kệ 179 và câu kệ 180ab tương tự câu kệ 120.

[18] Câu kệ 181 tương tự câu kệ 121.

[19] Câu kệ 188 giống câu kệ 59.

[20] Câu kệ 192 tương tự câu kệ 185.

[21] Câu kệ 193 giống câu kệ 186.

[22] Câu kệ 194 giống câu kệ 187.

[23] Câu kệ 195 giống câu kệ 59.

[24] Câu kệ 202 giống câu kệ 187.

[25] Câu kệ 203 giống câu kệ 59.

[26] Chú Giải ghi rằng câu kệ này là của người mẹ với lời giải thích văn phạm về sự thay đổi tánh ở nhóm từ “appamattassa jhāyato” (ThigA., 167).

[27] Hai câu kệ 216, 217 là lời thuật lại của một Dạ-xoa nữ về chuyện đời trước (ThigA., 172)

[28] Hai câu kệ 218, 219 đề cập đến câu chuyện của vị trưởng lão ni Paṭācārā (Sđd.).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada