14-1. Yo atītaṃ ādisati (iccāyasmā posālo) anejo chinnasaṃsayo pāraguṃ sabbadhammānaṃ atthi pañhena āgamaṃ.

14-1. (Tôn giả Posāla nói rằng:) “Với ý định (hỏi) câu hỏi, con đã đi đến gặp bậc đã ngự đến bờ kia của tất cả các pháp, vị chỉ ra thời quá khứ, không còn dục vọng, đã cắt đứt sự nghi ngờ.Posàla:

1112. Tôn giả Po-sa-la:
Vị nói về quá khứ,
Bất động nghi hoặc đoạn,
Ðã đến bờ bên kia,
Con đến với câu hỏi
Hỏi về hết thảy pháp.

14-2. Vibhūtarūpasaññissa sabbakāyappahāyino ajjhattaṃ ca bahiddhā ca natthi kiñcīti passato ñāṇaṃ sakkānupucchāmi kathaṃ neyyo tathāvidho.

14-2. Đối với vị có sắc tưởng đã không còn, có sự dứt bỏ toàn bộ về thân, đang nhìn thấy nội phần và ngoại phần là ‘không có gì,’ thưa vị dòng Sakya, con hỏi thêm về trí (của vị ấy); vị thuộc hạng như thế ấy nên được hướng dẫn thế nào?”

1113. Với ai, sắc tưởng diệt,
Ðoạn tận hết thảy thân,
Nhìn thấy nội và ngoại,
Thật sự không có gì,
Con hỏi bậc Thích-ca,
Thế nào người như vậy,
Có thể bị dắt dẫn?

14-3. Viññāṇaṭṭhitiyo sabbā (posālāti bhagavā) abhijānaṃ tathāgato tiṭṭhantamenaṃ jānāti dhimuttaṃ tapparāyaṇaṃ.

14-3. (Đức Thế Tôn nói: “Này Posāla,) trong khi biết rõ tất cả các chỗ trú của thức, đức Như Lai biết vị ấy đang trú (ở đâu), bị thiên về (điều gì), có điều ấy là mục tiêu.Thế Tôn:

1114. Thế Tôn bèn đáp rằng:
Hỡi này Pô-sa-la,
Như Lai được thắng trí,
Tất cả nhờ thức trú,
Rõ biết vị an trú,
Giải thoát, đạt cứu cánh.

14-4. Ākiñcaññā sambhavaṃ ñatvā nandi saṃyojanaṃ iti evametaṃ abhiññāya tato tattha vipassati etaṃ ñāṇaṃ tathā tassa brāhmaṇassa vusīmato ”ti.

14-4. Sau khi biết được nguồn sanh khởi của Vô Sở Hữu, (biết được) rằng: ‘sự ràng buộc bởi vui thích,’ sau khi biết rõ điều ấy như vậy, từ đó nhìn thấy rõ nơi ấy; đây là trí như thật của vị ấy, của vị Bà-la-môn đã sống hoàn hảo.”

1115. Biết được sự tác thành,
Thuộc về vô sở hữu,
Biết hỷ là kiết sử,
Do thắng tri như vậy,
Tại đấy, thấy như vậy,
Ðây là trí như thật,
Của vị Bà-la-môn,
Ðã thành tựu Phạm hạnh.

Posālamāṇavapucchā niṭṭhitā.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada