Này Sāriputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về đc cư, Ta đc cư đệ nhất.

Này Sāriputta, ở đây, khổ hạnh của Ta như sau: Ta sống lõa thể, phóng túng, không theo khuôn phép, liếm tay cho sạch, đi khất thực không chịu bước tới, không nhận đ ăn mang đến, không nhận đ ăn đặc biệt nấu cho mình, không nhận mời đi ăn, không nhn đ ăn t nơi nồi chảo, không nhận đ ăn tại ngưỡng cửa, không nhận đ ăn đặt giữa những cây gậy, không nhận đ ăn đặt giữa những cối giã gạo, không nhận đ ăn t hai ngưi đang ăn, không nhn đ ăn t ngưi đàn bà có thai, không nhn đ ăn t ngưi đàn bà đang cho con bú, không nhn đ ăn từ ni đàn bà đang giao cấu, không nhận đ ăn đi quyên, không nhn đ ăn tại chỗ có chó đứng, không nhận đ ăn tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, ăn thịt, không uống rượu nấu, rượu men. Ta chỉ nhận đ ăn tại một nhà, chỉ nhận ăn một miếng, hay chỉ nhận ăn tại hai nhà, chỉ nhận ăn hai miếng, hay chỉ nhận ăn tại bảy nhà, chỉ nhận ăn bảy miếng. Ta nuôi sống chỉ với một chén, nuôi sống chỉ với hai chén, nuôi sống chỉ với bảy chén. Ta chỉ ăn một ngày một bữa, hai ngày một bữa, bảy ngày một bữa. Như vậy Ta sống theo hạnh tiết chế ăn ung cho đến nửa tháng mới ăn một lần. Ta chỉ ăn c lúa để sống, lúa tắc, gạo lức, ăn hột cải nīvaraṇa, ăn da vn, ăn trấu, uống nước bột gạo, ăn bột vừng, ăn c, ăn phân bò, ăn trái cây, ăn rễ cây trong rừng, ăn trái cây rng để sống. Ta mặc vải gai thô, mặc vải gai thô lẫn với các vải khác, mặc vải tẩm liệm rồi quăng đi, mặc áo phấn tảo y, mặc vỏ cây tipiṭaka làm áo, mặc da con sơn dương đen, mặc áo bện từng mảnh da con sơn dương đen, mặc áo bằng cỏ cát tường, mặc áo vỏ cây, mặc áo bằng tấm gỗ nhỏ, mặc áo bằng tóc bện lại thành mền, mặc áo bằng đuôi ngựa bện lại, mặc áo bằng lông cú. Ta sống nhổ râu tóc, Ta theo tập tục sống nhổ râu tóc, Ta theo hạnh thưng đứng không dùng chỗ ngồi, Ta là người ngồi chõ hỏ, sống tinh tấn theo hạnh ngồi chõ hỏ. Ta dùng gai làm giưng, thường ngủ nằm trên giường gai, sống dùng ván gỗ làm giường, sống nằm trên đất trần, thường nằm ngủ một bên hông, sống để bụi và nhớp che dính thân mình, sống và ngủ ngoài trời, theo hạnh bạ đâu nm đấy, sống ăn các uế vật, sống không uống nước lạnh, theo hạnh không uống nước lạnh, sống một đêm tắm ba lần, theo hạnh xuống nước tắm. Như vậy Ta sống theo hạnh hành hạ, dày vò thân thể theo nhiều cách. Này Sāriputta, như vậy là khổ hạnh của Ta.

Này Sāriputta, ở đây hạnh bần uế của Ta như sau: Trên thân Ta, bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Như gốc cây tinduka bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng; cũng vậy, này Sāriputta, trên thân Ta bụi bặm chất đầy trải nhiều năm tháng, đóng thành tấm, thành miếng. Này Sāriputta, Ta không nghĩ rằng: “Với tay của Ta, Ta hãy phủi sạch bụi bặm này đi, hay nhng người khác với tay của họ hãy phủi sạch bụi bặm này đi cho Ta”. Này Sāriputta, Ta không có nghĩ như vậy. Này Sāriputta, như vậy là sự bần uế của Ta.

Này Sāriputta, như thế này là sự yểm ly của Ta. Này Sāriputta, tỉnh giác, Ta đi tới; tỉnh giác Ta đi lui, Ta an trú lòng từ cho đến trong một giọt nước với tâm tư: “Mong rằng Ta không làm hại một chúng sanh nhỏ nào trong những ác đạo của họ!” Này Sāriputta, như vậy là sự yểm ly của Ta.

Này Sāriputta, như thế này là sự đc cư của Ta. Này Sāriputta, Ta đi sâu vào một khu rừng và an trú tại chỗ ấy. Khi Ta thấy ngưi chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, ngưi đốn củi hay người thợ rừng, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sāriputta, giống như một con thú rừng thấy người liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đi cao này qua đồi cao khác. Cũng vậy, này Sāriputta, khi Ta thấy ngưi chăn bò, người mục súc, người cắt cỏ, ngưi đốn củi, hay người tiều phu, Ta liền chạy từ rừng này qua rừng khác, từ lùm cây này qua lùm cây khác, từ thung lũng này qua thung lũng khác, từ đi cao này qua đồi cao khác. Vì sao vậy? Ta nghĩ rằng: “Mong họ đừng thấy Ta, và mong Ta đừng thấy họ!” Này Sāriputta, như vậy là hạnh đc cư của Ta.

Này Sāriputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các ngưi chăn bò không có mặt, rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sāriputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.

Này Sāriputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sāriputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sāriputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong nhng đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sāriputta, những bài kệ kỳ diệu từ trưc chưa tng đưc nghe sau đây được khởi lên:

Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưng đăm chiêu.

Này Sāriputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sāriputta, những đứa mục đng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sāriputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sāriputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ trái táo”, và họ ăn trái táo, h ăn bột táo, họ uống nưc trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sāriputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sāriputta, có thể các Ngưi nghĩ như sau: “Trái táo thời ấy to lớn”. Này Sāriputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sāriputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta tr thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui ct nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cn như trái bí trng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sāriputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sāriputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sāriputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đt được nhờ món ăn”. Họ nói: “Chúng ta sống nhờ đu xanh … (như trên) … chúng ta sống nhờ vừng mè … (như trên) … chúng ta sống nhờ hột gạo”, và họ ăn hột gạo, họ ăn hột gạo nghiền thành bột, họ uống nước gạo, và họ ăn hột gạo dưới nhiều hình thức. Này Sāriputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một hột gạo. Này Sāriputta, có thể các Ngưi nghĩ như sau: “Hột gạo thời ấy to lớn”. Này Sāriputta, chớ có hiểu như vậy. Vì hột gạo thời ấy giống với hột gạo hiện tại. Này Sāriputta, trong khi Ta chỉ sống ăn một hột gạo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu. Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta tr thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lc đà. Vì Ta ăn quá ít, xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột của một nhà sàn hư nát. Vì Ta ăn quá ít, con ngươi long lanh của Ta nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo, khô cn như trái bí trng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo, khô cằn. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng”, thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy rờ xương sống”, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sāriputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện”, thì Ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sāriputta, nếu Ta muốn xoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thời này Sāriputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít.

Này Sāriputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng đưc các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ. Chính Thánh trí tuệ này chứng được thuộc về bậc Thánh, có khả năng hưng thượng, có thể dẫn người thực hành diệt tận khổ đau.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đt được nhờ luân hồi”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự luân hồi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên (Suddhāvāsa). Này Sāriputta, nếu Ta luân hồi tại Tịnh cư thiên thì Ta đã không trở lại đời này nữa.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đt được nhờ sanh khởi”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự sanh khởi mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sāriputta, nếu Ta sanh khởi tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đt được nhờ an trú”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự an trú mà xưa kia Ta không trải qua trong một thời gian khá dài, trừ phi với các vị Tịnh cư thiên. Này Sāriputta, nếu Ta an trú tại Tịnh cư thiên, thì Ta đã không trở lại đời này nữa.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đt được nhờ tế tự”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự tế tự mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh chứng đt được nhờ thờ lửa”. Này Sāriputta, thật không dễ gì tìm được sự thờ lửa mà xưa kia Ta không làm trong một thời gian khá dài, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị có làm lễ quán đảnh, hay làm vị Bà-la-môn giàu có.

Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Khi một thiếu niên còn trẻ tuổi, tóc đen nhánh, huyết khí sung mãn, trong tuổi thanh xuân, người ấy thành tựu trí tuệ biện tài tối thưng. Nhưng khi người ấy già cả, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưng thưng, đã đi đến đoạn cuối cuộc đi, khi đã tám mươi, chín mươi hay mt trăm tuổi, khi ấy trí tuệ biện tài tối thượng ấy bị đoạn trừ”. Này Sāriputta, chớ có quan niệm như vậy. Này Sāriputta, nay Ta đã già, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưng thưng, đã đi dến đoạn cuối cuộc đời, tuổi Ta nay đã đến tám mươi. Này Sāriputta, ở đây Ta có bốn vị đệ tử, tuổi thọ đến một trăm, đã sống một trăm tuổi, thành tựu chánh niệm đệ nhất, thành tựu chuyên tâm đệ nhất, thành tựu tinh cần đệ nhất và đy đủ trí tuệ biện tài tối thượng. Này Sāriputta, ví như mt người bắn cung thiện xảo, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ, có thể dễ dàng bắn ngang qua bóng một cây ta-la. Cũng vậy, những vị này với chánh niệm đệ nhất như vy, được thành tựu trí tuệ biện tài tối thưng như vậy, nếu những vị này hỏi Ta nhiều lần một câu hỏi về Bốn Niệm xứ, và nếu Ta, được hỏi nhiều lần như vậy, phải giải thích cho họ hiểu và nếu họ được Ta giải thích như vậy, có thể hiểu như đã giải thích, và nếu họ không hỏi Ta về những vấn đề phụ thuộc và các vấn đề khác, trừ khi ăn, uống, nhai, nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức. Này Sāriputta, dầu vậy, sự thuyết pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự giải thích cú pháp của Như Lai cũng chưa hoàn tất, sự trả lời các câu hỏi của Như Lai cũng chưa hoàn tất, khi mà bốn đệ tử của Ta, tuổi thọ đến một trăm tuổi, đã sống một trăm tui, đã từ trần sau một trăm tuổi. Này Sāriputta, nếu Ông có gánh Ta trên giưng đi chỗ này chỗ kia, thật sự trí tuệ biện tài của Như Lai không có gì thay đổi.

Này Sāriputta, những ai nói một cách chân chánh sẽ nói như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”. Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chân chánh như sau: “Một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”.

Lúc bấy giờ Tôn giả Nagasamala đng sau lưng Thế Tôn và quạt cho Ngài! Tôn giả Nagasamala bạch Thế Tôn

—Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Sau khi nghe pháp môn này, lông tóc con dựng ngược. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?

—Này Nagasamala, do vậy pháp môn này gọi là “Pháp môn Lông tóc dựng ngược”. Ông hãy như vậy thọ trì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Nagasamala hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada