Giờ xin thỉnh các vị hãy lắng nghe ký sự về Phật Độc Giác:

82.Trong khi đc Như lai ngự tại Jetavana, bậc hiền trí xứ Videha đã cúi mình hỏi Ngài rằng: “Bạch đấng Anh Hùng, nghe nói có các vị được gọi là đức Phật Độc Giác, các vị ấy được thành tựu là do các nguyên nhân nào?

83.Khi ấy, bậc Đại Ẩn Sĩ, đng Toàn Tri cao qúy, đã nói với vị hiền nhân Ānanda bng âm điệu ngọt ngào rằng: “Những vị nào có hành đng hưng thưng đã được thể hiện đến chư Phật quá khứ, (nhưng) có sự giải thoát chưa đưc thành đạt trong (thời kỳ) Giáo Pháp của các đấng Chiến Thắng.

84.Chính nhờ vào yếu tố đầu tiên ấy về sự chấn động của tâm, các vị sáng suốt có trí tuệ vô cùng sắc bén vẫn thành tựu phẩm vị Độc Giác chỉ nhờ vào đi tượng nhỏ nhoi mặc dầu (ở vào thời kỳ) không có các vị Phật (Toàn Giác).

85.Trong toàn bộ thế gian, ngoại trừ Ta không có ai sánh bằng các vị Phật Độc Giác. Ta sẽ khéo léo thuyết giảng một cách khái quát về đức hạnh này của các bậc đại hiền trí ấy.

86.Là những ngưi đang mong mỏi phương thuc vô thượng (Niết Bàn), tất cả các ngươi, với tâm khéo tín thành, hãy lắng nghe những lời nói tốt đp như là viên mật về các bậc đại ẩn sĩ đã được tự chính mình giác ngộ.

87.(Hãy lắng nghe) những lời thuật lại theo tuần tự của các vị Phật Đc Giác đã tụ hội lại,[8] và (hãy lắng nghe) về sự tai hại và nền tảng của sự xa lìa tham ái, theo đó các v đã thành tựu quả vị Giác Ngộ.

88.Với sự nghĩ tưởng về ly tham ái đối với các sự việc có tham ái, với các tâm không ái luyến trong thế gian bị luyến ái, sau khi từ bỏ các chướng ngại (toàn bộ phiền não) và chiến thắng các loạn tưởng (62 tà kiến), theo đúng như thế các vị đã thành tựu quả vị Giác Ngộ:

89.Buông bỏ sự trừng phạt đối với tất cả chúng sanh, và không hãm hại bất cứ ai trong số họ, với tâm từ ái người có sự thương tưng đến điều lợi ích hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).[9]

90.Buông bỏ sự trừng phạt đối với tất cả chúng sanh, và không hãm hại bất cứ ai trong số họ, không nên mong mỏi về con trai, sao lại (mong mỏi) về bạn bè? Hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

91.Các sự ái luyến hiện diện ở người có sự thân cận đã được tạo nên, theo sau sự ái luyến là khổ đau này được thành lập. Trong khi xem xét thấy điều tai hại sanh lên từ sự ái luyến, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

92.Trong khi thương tưng đến bạn bè thân hữu, (thời) xao lãng mục đích, có tâm bị ràng buộc. Trong khi xem xét thấy mối nguy hiểm này ở sự giao du, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

93.Sự mong mỏi ở các con và những người vợ tương t như lùm tre rậm bị vướng víu. Trong khi không bị vưng víu như là mt măng tre, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

94.Tương t như con nai ở trong rừng không bị trói buộc đi đến nơi kiếm ăn tùy theo ý thích, bậc tri thức trong khi xem xét về sự tự do hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

95.Có sự mời gọi giữa bạn bè về chuyện nghỉ ngơi, về việc đứng gần, về sự ra đi, ở cuộc du hành, trong khi xem xét về sự tự do không được (kẻ khác) ham thích,[10] hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

96.Sự vui đùa thích thú ở giữa đám bạn bè và lòng thương yêu đối với con cái là bao la, trong khi chán ghét sự tách lìa khỏi những người yêu dấu, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác.

97.Người không lòng bất bình trải khắp bốn phương, tự hài lòng với thức này thứ nọ, chịu đựng mọi hiểm nghèo không lòng hoảng sợ, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

98.Ngay cả các vị đã xuất gia cũng khó đồng thuận, những kẻ tại gia sống dưi mái gia đình cũng vậy, đã là người ít bị bận tâm về con cái của kẻ khác, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

99.Hãy cởi bỏ hình tướng tại gia như loài cây koviḷāro có lá được rũ bỏ, là người anh hùng, sau khi cắt đứt mọi sự ràng buộc của gia đình, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

100.Nếu có thể đt được bạn là kẻ đồng hành cẩn trọng, sáng suốt, sống ngay thẳng, sau khi khắc phục mọi hiểm nghèo hãy nên du hành với vị ấy, có sự hoan hỷ, có niệm.

101.Nếu không thể đt được bạn là kẻ đồng hành cẩn trọng, sáng suốt, sống ngay thẳng, tương t như vị vua từ bỏ lãnh đa đã xâm chiếm được, hãy nên sống một mình như là con long tưng cư ng đơn độc ở trong khu rừng.

102.Quả vậy, chúng ta ca ngợi sự thành tựu bạn bè. Những bạn bè vượt trội (hoặc) tương đương là nên giao thiệp. (Nếu) những ngưi này là không đt được, (chỉ nên) thọ hưởng những gì không bị chê trách, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

103.Sau khi nhìn thấy những (vòng) vàng sáng chói khéo được hoàn thành bởi con trai người thợ kim hoàn, (chúng) đang va chạm vào nhau khi hai vòng ở trên cùng cánh tay, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

104.Tương t như thế, cùng với người thứ hai có thể xảy ra sự chuyện vãn bằng lời nói và sự quyến luyến sâu đậm cho tôi. Trong khi xem xét thấy mối nguy hiểm này trong tương lai, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

105.Bởi vì các dục là đa dạng, ngọt ngào, làm thích ý, chúng khuấy động tâm bằng nhiều hình thức ẩn hiện. Sau khi nhìn thấy điều tai hại ở trong các loại dục, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

106.Điều này là tai họa, là mụt nhọt, là bất hạnh, là tật bệnh, là mũi tên, và là sự nguy hiểm cho tôi. Sau khi nhìn thấy mối nguy hiểm này ở trong các loại dục, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

107.Lạnh, nóng, đói, khát, gió và sức nóng, muỗi mòng và rắn rết, sau khi đã khắc phục tất cả những điều này, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

108.Tợ như con voi có thân hình khổng lồ, có đm hoa sen, cao thưng, đã lìa bỏ các bầy đàn, đang sống trong rừng theo như ý thích, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

109.Ngưi ưa thích sự tụ hội có thể chạm đến sự giải thoát tạm thời[11] là điu không có cơ sở. Sau khi cân nhắc lời nói của đấng quyến thuộc của mặt trời, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

110.(Nghĩ rằng): ‘Tôi đã vượt lên trên các sự trái khuấy của tà kiến, đã đt đến quy luật, đã tiếp thâu đạo lộ, có trí đã được sanh khởi, không cần người khác dẫn dắt,’ hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

111.Không tham lam, không lừa gạt, không khao khát, không chê bai, có tật xấu và sự mê muội đã được loại trừ, không còn ước ao (tham vọng) về toàn thể thế giới, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

112.Nên lánh xa hẳn bạn bè ác xấu là kẻ không nhìn thấy mục đích, đã dấn sâu vào sở hành sai trái. Không nên chính mình giao thiệp với kẻ bám víu (vào tà kiến), bị xao lãng. Hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

113.Nên cộng sự với vị nghe nhiều (học rộng), nắm giữ Giáo Pháp, là người bạn cao thượng, có biện tài. Sau khi nhận biết các mục đích, nên lìa bỏ điều nghi hoặc, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

114.Trong khi không chú trọng và không mong mỏi sự vui đùa, sự thích thú, và khoái lạc ngũ dục ở trên đi, đã lánh xa việc trang sức, có sự nói lời chân thật, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

115.Sau khi từ bỏ con và vợ, cha và mẹ, các tài sản và lúa gạo, các quyến thuộc và các dục đúng theo giới hạn (về năng lực của bản thân), hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

116.Điều này (ngũ dục) là sự ràng buộc, hạnh phúc ở đây là sự khoái lạc nhỏ nhoi, chính sự khổ đau  đây là nhiu hơn. Người có trí, sau khi biết đưc điều này là móc câu, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

117.Tợ như loài loài thủy tộc phá tan chiếc lưới ở trong nước, tợ như ngọn lửa không còn quay lại nơi đã bị đt cháy, sau khi đã tự phá tan các sự ràng buộc, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

118.Có mắt nhìn xuống và không có sự buông thả ở bưc chân đi, có các căn được hộ trì, có tâm ý được canh phòng, không bị ngập tràn (bởi dục vọng), trong khi không bị thiêu đốt (bởi phiền não), hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

119.Sau khi trút bỏ các biểu tượng gia chủ tương t như cây san hô có lá được rũ bỏ, sau khi đã ra đi, mặc y ca-sa, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

120.Sự tham đắm trong các vị nếm là việc không làm, không có sự buông thả, không có sự nuôi dưỡng kẻ khác, có sự đi khất thực theo tuần tự từng nhà, có tâm không quyến luyến ở các gia đình, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

121.Sau khi dứt bỏ năm pháp che lấp của tâm, sau khi xua đuổi hẳn tất cả các tùy phiền não, không bị lệ thuộc (tà kiến), sau khi cắt đứt ái luyến và sân hận, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

122.Sau khi đã bỏ lại sau lưng lạc và khổ cùng với hỷ và ưu ngay trưc đây, sau khi đt được xả (của tứ thiền), sự vắng lặng (của định ở tứ thiền), và sự thanh tịnh (của giải thoát), hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

123.Có sự nỗ lực tinh tấn đ đt đến chân lý tuyệt đối, có tâm không thụ động, có sự thực hành không biếng nhác, có sự cố gắng bền bỉ, có được sức mạnh và năng lực, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

124.Trong khi không bỏ phế việc ẩn cư tham thin, là ngưi thường xuyên hành trì thuận pháp đối với các pháp,[12] là người nhận chân được sự tai hại trong các hữu, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

125.Trong khi ước nguyện sự đoạn diệt ái (Niết Bàn), không xao lãng, không ngây ngô khờ khạo, có sự nghe nhiều, có niệm, đã hiểu rõ Giáo Pháp, được quả quyết, có sự tinh tấn, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

126.Trong khi không kinh hãi tợ như con sư tử không kinh hãi đối với các tiếng động, trong khi không dính mắc tợ như làn gió không bị dính mắc ở tấm lưới, trong khi không vấy bẩn tợ như đóa sen không bị vấy bẩn bởi nước, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

127.Tợ như con sư tử có sức mạnh của các răng nanh, là vua của các loài thú, có cuộc sống khuất phục và chế ngự (các con thú), hãy nên lai vãng các trú xứ xa vắng, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

128.Vào thời đim đang rèn luyện từ, bi, hỷ, xả, và giải thoát, trong khi không bị chống đối bởi toàn bộ thế gian, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

129.Trong khi từ bỏ tham ái sân hận và si mê, trong khi tự phá tan các sự ràng buộc, trong khi không kinh hãi về sự đoạn tận mạng sống, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

130.Người ta cộng sự và phục vụ có đng cơ và ch đích (lợi lộc), ngày nay những người bạn không có đng cơ (lợi lộc) là khó đt được, những người (chỉ) biết đến lợi ích của chính mình là những người không trong sạch, hãy nên sống một mình tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

131.Những vị có giới thanh tịnh, có tuệ hoàn toàn thanh tịnh, định tĩnh, gắn bó với sự tỉnh thức, là người hành pháp minh sát, có sự thấy biết đặc biệt về các pháp, nhận biết rõ ràng về các chi phần của Đạo và các yếu tố đưa đến giác ngộ.[13]

132.Sau khi rèn luyện không tánh (giải thoát), vô nguyện (giải thoát), và vô tướng (giải thoát) trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng, những bậc trí tuệ nào không tiến đến bản thể Thinh Văn (sẽ) trở thành các đấng Tự Chủ, các bậc Chiến Thắng đơn độc.

133.Là những vị có các yếu tố cao thượng, có sự tập hợp của nhiều bản chất tự nhiên, cai quản được các tâm, đã vượt qua giòng lũ của tất cả khổ đau, có tâm phấn chấn, có sự thấy biết chân lý tuyệt đi, tương đương loài sư tử, tợ như sừng của loài tê giác (chỉ là một không hai).

134.Có các giác quan an tịnh, có tâm ý an tịnh, có định, có sự hành sử trí tuệ thâm sâu của tự thân, là những ngọn đèn đang soi sáng mc đích cho các kẻ khác ở thế giới này, những vị Phật Đc Giác này được quý trọng vào mọi thời điểm.

135.Có tất cả các pháp ngăn che đã được dứt bỏ, là vị chúa của mọi người, là những ngọn đèn của thế gian có ánh sáng của vàng khối, hiển nhiên là những bậc xứng đáng đưc cúng dường ở thế gian, những vị Phật Đc Giác này được quý trọng vào mọi thời điểm.

136.Lời khéo được giảng dạy của chư Pht Đc Giác lưu truyền ở thế gian luôn cả chư Thiên. Sau khi đã nghe được như thế, những kẻ ngu nào không hành theo những kẻ ấy quẩn quanh trong những khổ đau lưt này đến lượt khác.

137.Lời khéo được giảng dạy của chư Phật Đc Giác tương t như mt ong đang nhỏ xuống từng giọt. Sau khi đã nghe đưc như thế, những ai gắn bó với sự thực hành, những người ấy (sẽ) trở thành những người thấy đưc chân lý, có được trí tuệ.”

138.Sau khi đã ra đi (đt được quả vị giác ngộ), những kệ ngôn cao thưng đã đưc chư Pht Đc Giác là các đấng Chiến Thắng nói lên, những kệ ngôn ấy đã đưc đng Sư Tử dòng Sakya, bậc Tối Thượng Nhân, giảng giải vì mục đích của việc nhận thức Giáo Pháp.

139.Vì lòng thương tưởng thế gian, đng Sư Tử, bậc Tự Chủ (Gotama), đã thực hiện, đã giảng giải những kệ ngôn này của chư Pht Độc Giác ấy nhằm mục đích làm tăng trưởng sự chấn động tâm, sự không quyến luyến, và sự khôn ngoan vượt bực (của các bậc thiện trí).

Ký Sự về Phật Độc Giác được đầy đủ.

--ooOoo--

 

[1] Đây chính là ngài Ānanda. Chú giải của Apadāna giải thích vedehamuni là vị hiền trí con trai của một người phụ nữ sanh ra ở xứ sở Vedeha (ApA. 128).

[2] Đức Phật Gotama kể về thời kỳ Bồ Tát là vị Chuyển Luân Vương Tilokavijaya (ApA. 103). Sở dĩ không dùng chữ nghiêng để tiện cho việc trình bày ở các phần sau.

[3] sasaṅghe sāvakasaṅghasahite (Sđd. 103).

[4] yāvatā buddhakhettesūti dasasahassacakkavāḷesu buddhakhettesu (Sđd. 104).

[5] Câu 1 và 2 được thấy ở Tạng Thái và Tạng Anh. Câu 1 và 3 được thấy ở Tạng Miến.

[6] Ta đã thuyết giảng Giáo Pháp Bất Tử với âm thanh vi diệu được phát ra (ND).

[7] Chú Giải ghi rằng: ‘sabbe bhikkhubhikkhunī-ādayo’ = ‘tất cả’ là tỳ khưu, tỳ khưu ni, v.v... (Sđd.).

[8] Chú Giải nêu tên một số các vị Độc Giác Phật như là: Ariṭṭha, Upariṭṭha, Tagarasikhi, Yasassī, Sudassana, Piyadassī, ... Sumaṅgala, Dibbila, v.v... (ApA. 129).

[9] yathā khaggassa nāma visāṇaṃ ekameva hoti adutiyaṃ, evameva so paccekasambuddho takkappo tassadiso tappaṭibhāgo (ApA. 133).

[10] “Sự tự do không được (kẻ khác) ham thích” là nói về sự xuất gia (ApA. 167).

[11] “sāmayikaṃ vimuttinti lokiyasamāpattiṃ” (ApA. 182): “sự giải thoát tạm thời là sự thể nhập hiệp thế” (các tầng thiền và ngũ thông - ND).

[12] Theo Chú Giải, có hai cách giải thích: “thực hành pháp minh sát tùy thuận theo sự diễn biến của các pháp như là ngũ uẩn, v.v...,” hoặc là “hành tuần tự theo chín pháp siêu thế là bốn Đạo, bốn Quả, và Niết Bàn” (ApA.196).

[13] Chúng tôi hiểu rằng từ câu 131-137 là lời giảng dạy của đức Phật Gotama (ND).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada