Bốn Kinh về Niết Bàn đã được nói đến, vị Cunda, các dân làng Pāṭali, đường rẽ hai nhánh, và bà Visākhā, với hai chuyện về vị Dabba; chúng là mười.
*****
Đây là phẩm thứ nhất: Sự giác ngộ cao quý, đây là phẩm thứ hai: Mucalinda, còn phẩm cao quý về vị Nanda là thứ ba, và phẩm cao quý về vị Meghiya là thứ tư, ở đây phẩm cao quý thứ năm là vị Soṇa, phẩm cao quý thứ sáu là Mù Bẩm Sinh, và phẩm cao quý thứ bảy là Tiểu Phẩm, phẩm thứ tám cao quý về làng Pāṭali. Đầy đủ tám mươi bài Kinh cao quý đã khéo được phân chia thành tám phẩm ở đây. Họ đã nói điều này: “Chắc chắn tập Phật Tự Thuyết ấy đã được trình bày bởi bậc Hữu Nhãn, đấng Vô Nhiễm.”
PHẬT TỰ THUYẾT ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ.
--ooOoo--
[1] Bốn sự gắn bó: là tứ kết, gồm có: dục kết, hữu kết, tà kiến kết, và vô minh kết (kāmayogo bhavayogo diṭṭhiyogo avijjāyogo).
[2] Các lời giải thích trong ngoặc đơn được căn cứ vào Chú Giải (UdA. 350-353).
[3] Lakuṇṭakabhaddiyaṃ: vị này có tên là Bhaddiya và có thân hình thấp (lakuṇṭaka) nên được gọi như trên (UdA. 360).
[4] Hai dòng kệ đầu giống như câu kệ 297 của Theragāthāpāḷi - Trưởng Lão Kệ (TTPV 31, 99).
[5] ‘Chiếc xe’ được so sánh với vị tỳ khưu Lakuṇṭaka-bhaddiya, ‘không chút lỗi lầm’ nghĩa là hoàn toàn trong sạch, ‘có mái che màu trắng’ nghĩa là quả vị A-la-hán, ‘có một căm’ tức là niệm, ‘dòng chảy’ nghĩa là tham ái (UdA. 370).
[6] ‘Nó’ ở đây nên hiểu là ‘attā,’ tự ngã, bản ngã (UdA. 376).
[7] Xứ (āyatana) ở đây nên hiểu là pháp xứ (dhammāyatana).
[8] Bài Kinh này cũng được thấy ở Tạng Luật, Đại Phẩm (Xem TTPV 05, từ trang 55).
[9] Hô cách sử dụng ở đây có phần khách sáo là ‘bhante bhagavā’ thay vì chỉ là ‘bhante’ (ND).
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada