1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn, trong khi đi du hành ở xứ sở của những người Magadha cùng với đại chúng tỳ khưu, đã ngự đến ngôi làng Pāali. Các cư sĩ người làng Pāali đã nghe rằng: “Nghe nói đức Thế Tôn trong khi đi du hành ở xứ sở của những người Magadha cùng với đại chúng tỳ khưu, đã đi đến ngôi làng Pāali.” Sau đó, các cư sĩ người làng Pāali đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, các cư sĩ người làng Pāali đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn nhận lời về ngôi nhà nghỉ trọ.” Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng.[8]

2.Khi ấy, các cư sĩ người làng Pāṭali hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi đi đến ngôi nhà nghỉ trọ, sau khi đến đã trải thảm toàn bộ nhà nghỉ trọ với thảm trải, cho sắp đặt các chỗ ngồi, cho bố trí lu nưc, cho treo lên cây đèn dầu, rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, các cư sĩ người làng Pāali đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, nhà nghỉ trọ đã trải thảm toàn bộ với thảm trải, các chỗ ngồi đã được cho sắp đặt, lu c đã được cho bố trí, cây đèn du đã được treo lên. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy biết giờ này là thời điểm của việc nào.”

3.Sau đó, đức Thế Tôn đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y cùng với đại chúng tỳ khưu đi đến nhà nghỉ trọ, sau khi đến đã rửa sạch hai bàn chân rồi đi vào nhà nghỉ trọ và ngồi xuống chỗ cột nhà ở chính giữa, mặt nhìn về hưng đông. Hội chúng tỳ khưu cũng đã rửa sạch các bàn chân, rồi đi vào nhà nghỉ trọ và ngồi xuống chỗ bức tường ở phía tây, mặt nhìn về hưng đông, và có đức Thế Tôn trong tầm nhìn. Các cư sĩ người làng Pāali cũng đã rửa sạch các bàn chân, rồi đi vào nhà nghỉ trọ và ngồi xuống chỗ bức tường ở phía đông, mặt nhìn về hưng tây, và có đức Thế Tôn trong tầm nhìn.

4.Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các cư sĩ người làng Pāṭali rằng: “Này các cư sĩ, đây là năm điều tai hại của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới. Năm điều nào?

Này các cư sĩ, ở đây kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới gánh chịu sự mất mát lớn về tài sản do nguyên nhân xao lãng. Đây là điều tai hại thứ nhất của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là tiếng đồn xấu xa của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới lan rộng. Đây là điều tai hại thứ nhì của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.
 

 Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới đi vào tập thể nào khác dầu là tập thể những người Sát-đế-lỵ, dầu là tập thể những người Bà-la-môn, dầu là tập thể các gia chủ, dầu là tập thể các Sa-môn, kẻ ấy đi vào thiếu sự tự chủ và trở nên bối rối. Đây là điều tai hại thứ ba của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới bị mê muội khi từ trần. Đây là điều tai hại thứ tư của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới khi thân này bị tan rã, sau khi chết đi sẽ tái sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục. Đây là điều tai hại thứ năm của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.

Này các cư sĩ, đây là năm điều tai hại của kẻ không giữ giới có sự hư hỏng về giới.

5.Này các cư sĩ, đây là năm điều lợi ích của người giữ giới có sự thành tựu về giới. Năm điều nào?

Này các cư sĩ, người giữ giới có sự thành tựu về giới thành tựu khối lượng tài sản lớn do nguyên nhân không xao lãng. Đây là điều lợi ích thứ nhất của người giữ giới có sự thành tựu về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là tiếng đồn tốt đẹp của người giữ giới có sự thành tựu về giới lan rộng. Đây là điều lợi ích thứ nhì của người giữ giới có sự thành tựu về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là người giữ giới có sự thành tựu về giới đi vào tập thể nào khác dầu là tập thể những người Sát-đế-lỵ, dầu là tập thể những người Bà-la-môn, dầu là tập thể các gia chủ, dầu là tập thể các Sa-môn, người ấy đi vào có sự tự chủ và không có bối rối. Đây là điều lợi ích thứ ba của người giữ giới có sự thành tựu về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là người giữ giới có sự thành tựu về giới không bị mê muội khi từ trần. Đây là điều lợi ích thứ tư của người giữ giới có sự thành tựu về giới.

Này các cư sĩ, còn có điều khác nữa là người giữ giới có sự thành tựu về giới khi thân này bị tan rã, sau khi chết đi sẽ tái sanh vào chốn an vui, cõi Trời, cõi người. Đây là điều lợi ích thứ năm của người giữ giới có sự thành tựu về giới.

Này các cư sĩ, đây là năm điều lợi ích của người giữ giới có sự thành tựu về giới.”

6.Sau đó, khi đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho các cư sĩ người làng Pāṭali bằng bài Pháp thoại đến tận đêm khuya, đức Thế Tôn đã giải tán (bảo rằng): “Này các cư sĩ, đêm đã khuya. Các ngươi hãy biết giờ này là thời điểm của việc nào” Khi ấy, các cư sĩ người làng Pāali đã thích thú, đã tùy hỷ lời dạy của đức Thế Tôn, rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, và ra đi.

Sau đó, khi các cư sĩ người làng Pāṭali ra đi không lâu, đức Thế Tôn đã đi vào ngôi nhà trống vắng.
 

7.Vào lúc bấy giờ, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, cho xây thành ở làng Pāali để ngăn cn các người Vajji. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị Trời đến hàng ngàn vị chiếm giữ các khu vực ở làng Pāṭali. Các vị Trời có oai lực lớn chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực lớn ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực trung bình chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực trung bình ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực kém chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực kém ở nơi đó cho xây các dinh th. Và đức Thế Tôn bằng Thiên nhãn thanh tịnh vưt xa loài ngưi đã nhìn thấy các vị Trời ấy đến hàng ngàn vị đang chiếm giữ các khu vực ở làng Pāṭali. Các vị Trời có oai lực lớn chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực lớn ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực trung bình chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực trung bình ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực kém chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực kém ở nơi đó cho xây các dinh thự.”

8.Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi thức dậy vào lúc hừng sáng của đêm y đã bảo đi đc Ānanda rằng: “Này Ānanda, ai là người cho xây thành ở làng Pāṭali vậy?”

“Bạch Ngài, Sunīdha và Vassakāra, hai vị quan đại thần xứ Magadha, cho xây thành ở làng Pāṭali để ngăn cản các người Vajji.”

“Này Ānanda, cũng giống như là đã thỉnh ý với chư Thiên ở cõi Trời Ba Mươi Ba, này Ānanda, tương tự y như thế Sunīdha và Vassakāra, hai vị quan đại thần xứ Magadha, đã cho xây thành ở làng Pāṭali để ngăn cản các người Vajji.

9.Này Ānanda,  đây sau khi thức dậy trong đêm vào lúc hừng sáng, bằng Thiên nhãn thanh tịnh vưt trên loài ngưi Ta đã nhìn thấy nhiều vị Trời đang chiếm giữ các khu vực ở trong làng Pāṭali. Các vị Trời có oai lực lớn chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực lớn ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực trung bình chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực trung bình ở nơi đó cho xây các dinh thự. Các vị Trời có oai lực kém chiếm giữ khu vực nào thì các vị sai khiến tâm của các vị vua và của các quan đại thần của vua có oai lực kém ở nơi đó cho xây các dinh thự.

10.Này Ānanda, cho đến tận lãnh thổ của những người Ariyan và đến tận con đường của những nhà thương buôn, nơi này sẽ trở thành thành phố hàng đu Pāaliputta, nơi trao đổi các loại hàng hóa. Này Ānanda, thành Pāṭaliputta sẽ xảy ra ba tai họa hoặc do lửa, hoặc do nước, hoặc do sự chia rẽ mối liên kết.”

11.Sau đó, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, đã nói với đức Thế Tôn điều này: - “Xin Ngài Gotama hãy nhận lời chúng tôi về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.” Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng.

12.Khi ấy, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, sau khi hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn, đã đi đến chỗ trú ngụ của mình, sau khi đến đã cho chuẩn bị sẵn sàng thức ăn hảo hạng loại cứng loại mềm tại chỗ trú ngụ của mình, rồi đã cho người thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn rằng: “Bạch Ngài Gotama, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.” Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y cùng với hội chúng tỳ khưu đi đến chỗ trú ngụ của Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi đã được sắp đặt. Khi ấy, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, đã tự tay làm hài lòng và toại ý hội chúng tỳ khưu có đức Phật đng đầu với thức ăn hảo hạng loại cứng loại mềm.

13.Sau đó, khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong có bàn tay đã rời khỏi bình bát, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần đã cầm lấy chiếc ghế thấp khác, rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, đã ngồi xuống ở một bên, Đức Thế Tôn đã nói lời tùy hỷ đến họ bằng những lời kệ này:

Ở tại khu vực nào, chỗ trú ngụ được sắp đặt cho các bậc có bản chất sáng suốt, tại nơi ấynên dâng thức ăn đến các vị có giới, đã tự chế ngự, có Phạm hạnh.

Nên tỏ sự kính trọng đến chư Thiên đã ngụ ở nơi ấy. Chư Thiên ấy, được cúng dường, sẽ cúng dường người ấy, được tôn kính, sẽ tôn kính người ấy.

Do đó, chư Thiên thương mến người ấy, như người mẹ thương xót đứa con trai ruột thịt. Được chư Thiên thương mến, người ấy sẽ luôn luôn gặp được các điều tốt lành.”

14.Sau đó, khi đã nói lời tùy hỷ đến Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, bằng những lời kệ này, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Vào lúc bấy giờ, Sunīdha và Vassakāra, hai v quan đại thần xứ Magadha, đã đi theo phía sau đức Thế Tôn (nghĩ rằng): “Hôm nay, Sa-môn Gotama đi ra bằng cửa thành nào thì cửa thành ấy sẽ có tên là Cửa thành Gotama, và băng qua sông Gagā bằng bến tàu nào thì bến tàu ấy sẽ có tên là Bến tàu Gotama.”

15.Sau đó, đức Thế Tôn đã đi ra bằng cửa thành nào thì cửa thành ấy đã có tên là Cửa thành Gotama. Rồi đức Thế Tôn đã đi đến sông Gaṅgā. Vào lúc bấy giờ, sông Gaṅgā là tràn đầy, mấp mé bờ khiến chim quạ có thể uống nước. Dân chúng, một số đi kiếm thuyền, một số đi kiếm xuồng, một số buộc thành chiếc bè với ước muốn đi từ bờ này sang bờ kia. Khi ấy, cũng giống như ngưi đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương t như thế đức Thế Tôn đã biến mất tại bờ bên này của sông Gaṅgā và hiện ra đứng ở bờ bên kia cùng với hội chúng tỳ khưu. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy những người ấy, một số đang đi kiếm thuyền, một số đang đi kiếm xuồng, một số đang buộc thành chiếc bè với ước muốn đi từ bờ này sang bờ kia.

16.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Những người băng qua biển hồ sông suối, sau khi xây dựng cây cầu, sau khi vượt qua các hồ nhỏ. (Trong khi) người còn đang buộc chiếc bè nhỏ thì các bậc thông minh đã vượt qua (bờ kia).”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada