1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho các vị tỳ khưu bằng bài Pháp thoại liên quan đến Niết Bàn. Và các vị tỳ khưu y đã xác định mục đích, đã chú tâm, và tập trung tất cả tâm tư lắng tai nghe Pháp.

2.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Này các tỳ khưu, có xứ ấy,[7] là nơi không có yếu tố đất, không có nước, không có lửa, không có gió, không có Không vô biên xứ, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng và mặt trời. Này các tỳ khưu, thậm chí ở nơi ấy Ta nói rằng không có đi đến, không có ra đi, không có trụ lại, không có tử, không có sanh, nơi này không có thành lập, không có vận hành, không có đối tượng (của sáu căn). Chính nơi này là sự chấm dứt của khổ.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada