1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, ở Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, ở thành Rājagaha có hai nhóm người bị ái luyến, có tâm quyến luyến đối với một kỹ nữ nọ. Họ đã nảy sanh sự xung đt, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, rồi công kích lẫn nhau bằng những bàn tay, công kích lẫn nhau bằng những cục đất, công kích lẫn nhau bằng những gậy gộc, công kích lẫn nhau bằng những gươm dao. Ti nơi ấy, những người ấy đi đến sự chết, và sự khổ đau kề cận cái chết.

2.Khi ấy, nhiều vị tỳ khưu vào bui sáng đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y đi vào thành Rājagaha để khất thực. Sau khi đi khất thực ở thành Rājagaha, sau ba ăn trong khi đi khất thực trở về, các vị đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, các vị tỳ khưu y đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, ở đây trong thành Rājagaha, có hai nhóm người bị ái luyến, có tâm quyến luyến đối với một kỹ nữ nọ. Họ đã nảy sanh sự xung đt, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, rồi công kích lẫn nhau bằng những bàn tay, công kích lẫn nhau bằng những cục đất, công kích lẫn nhau bằng những gậy gộc, công kích lẫn nhau bằng những gươm dao. Ti nơi ấy, những người ấy đi đến sự chết, và sự khổ đau kề cận cái chết.”

3.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

 “Cái nào đã được đạt đến và cái nào sẽ được đạt đến, cả hai cái này đều bị lấm bụi (ô nhiễm) đối với người bị bệnh đang còn học tập (người có tà kiến).

Những người nào có việc học tập là cốt lõi, có sự phục vụ là cốt lõi đối với giới, phận sự, sự nuôi mạng, và Phạm hạnh; đây là một cực đoan (hành xác).

Và những người nào có học thuyết như vầy: ‘Không có lỗi lầm ở các dục;’ đây là cực đoan thứ hai (hưởng dục). Cả hai cực đoan này là sự tăng trưởng của các bãi tha ma (tham ái và vô minh). Các bãi tha ma làm tăng trưởng tà kiến. Những người này không biết rõ cả hai cực đoan ấy, một số thụ động (hưởng dục), một số chạy quá mức (hành xác). Và những người nào sau khi biết rõ chúng, đã không ở nơi ấy (đã dứt bỏ hai cực đoan), và nhờ thế đã không suy nghĩ về chúng (đã không bị tác động của tham ái, tà kiến, và ngã mạn). Đối với các vị ấy, không có luân hồi để mô tả.”[2]



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada