1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều Sa-môn, Bà-la-môn, và du sĩ thuộc các giáo phái khác nhau cư ngụ ở Sāvatthi có quan điểm khác nhau, có sự chấp nhận khác nhau, có sự ưa thích khác nhau, nương tựa vào sự nâng đỡ của những quan điểm khác nhau.

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (1)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là không trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (2)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là trường tồn và không trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (3)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới không phải là trường tồn mà cũng không phải là không trường tồn;’ chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (4)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi bản thân; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (5)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi kẻ khác; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (6)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi bản thân và được tạo ra bởi kẻ khác; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (7)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Tự ngã và thế giới không phải là sự tạo ra của bản thân, không phải là sự tạo ra của kẻ khác, mà được tự động sanh lên.” (8)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (9)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là không trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (10)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là trường tồn và không trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (11)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới không phải là trường tồn mà cũng không phải là không trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (12)

 Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi bản thân; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (13)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi kẻ khác; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (14)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới là được tạo ra bởi bản thân và được tạo ra bởi kẻ khác; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.” (15)

Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Hạnh phúc và khổ đau, tự ngã và thế giới không phải là sự tạo ra của bản thân, không phải là sự tạo ra của kẻ khác, mà được tự động sanh lên.” (16)

Họ đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sống châm chích lẫn nhau bằng các vũ khí của mồm miệng (nói rằng): “Pháp là như thế này, pháp không phải là như thế kia. Pháp không phải là như thế kia, pháp là như thế này.”

2.Khi ấy, vào buổi sáng nhiều vị tỳ khưu đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y đi vào thành Sāvatthi để khất thực. Sau khi đi khất thực ở thành Sāvatthi, sau ba ăn trong khi đi khất thực trở về, đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, các vị tỳ khưu y đã nói với đức Thế Tôn điều này:

“Bạch Ngài, ở đây nhiều Sa-môn, Bà-la-môn, và du sĩ thuộc các giáo phái khác nhau cư trú ở Sāvatthi có quan điểm khác nhau, có sự chấp nhận khác nhau, có sự ưa thích khác nhau, nương tựa vào sự nâng đỡ của những quan điểm khác nhau. Có một số Sa-môn và Bà-la-môn có học thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: ‘Tự ngã và thế giới là trường tồn; chỉ điều này là sự thật, cái khác là rỗng không.’—như trên— Pháp không phải là như thế kia, pháp là như thế này.”

3.“Này các tỳ khưu, các du sĩ ngoi đạo là bị mù, không có mắt (tuệ nhãn), không biết điều lợi ích, không biết điều không lợi ích, không biết pháp, không biết phi pháp. Trong khi không biết điều lợi ích, trong khi không biết điều không lợi ích, trong khi không biết pháp, trong khi không biết phi pháp, họ đã nảy sanh sự xung đt, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sống châm chích lẫn nhau bằng các vũ khí của mồm miệng (nói rằng): ‘Pháp là như thế này, pháp không phải là như thế kia. Pháp không phải là như thế kia, pháp là như thế này.’”

4.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Quả vậy, một số Sa-môn và Bà-la-môn bám víu vào những điều này, chìm xuống ngay ở giữa dòng, sau khi còn chưa đạt đến vị thế nâng đỡ ấy.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada