1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana (Đi Lâm), nơi ging đưng Kūāgāra. Khi ấy, vào buổi sáng đức Thế Tôn đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y đi vào thành Vesālī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở thành Vesālī, sau ba ăn trong khi đi khất thực trở về, đức Thế Tôn đã bảo đi đc Ānanda rằng: “Này Ānanda, hãy lấy tấm lót ngồi. Chúng ta sẽ đi đến bảo đin Cāpāla để nghỉ trưa.” “Bạch Ngài, xin vâng.” Đi đc Ānanda nghe theo đc Thê Tôn đã cầm lấy tấm lót ngồi rồi nối tiếp theo sau đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn đã đi đến bảo đin Cāpāla, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi đã được xếp đặt. Sau khi ngồi xuống, đức Thế Tôn đã bảo đi đc Ānanda rằng: “Này Ānanda, Vesālī tht đáng yêu! Bo điện Udena thật đáng yêu! Bo điện Gotamaka thật đáng yêu! Bo điện Sattamba thật đáng yêu! Bo điện Bahuputta thật đáng yêu! Bo đin Sārandada tht đáng yêu! Bo đin Cāpāla tht đáng yêu! Này Ānanda, đối với người nào, bốn nền tảng của thần thông đã được tu tập, được thực hành thưng xuyên, được tạo thành phương tin, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, đưc tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp, thì người ấy trong khi mong muốn có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp. Này Ānanda, đối với Như Lai, bốn nền tảng của thần thông đã được tu tập, được thực hành thưng xuyên, được tạo thành phương tin, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, đưc tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp, này Ānanda, trong khi mong muốn Như Lai có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.” Tuy nhiên, đi đc Ānanda trong khi được ra dấu hiệu rõ ràng, trong khi được làm biểu hiện rõ rệt bởi đức Thế Tôn như thế, đã không thể thấu hiểu, đã không cầu khẩn đức Thế Tôn rằng: “Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy tồn tại trọn kiếp, xin đấng Thiện Thệ hãy tồn tại trọn kiếp vì sự lợi ích cho nhiều người, vì sự an lạc cho nhiều người, vì lòng bi mẫn đối với thế gian, vì sự tấn hoá, vì sự lợi ích, vì sự an lạc của chư Thiên và nhân loi,” như là có tâm đã bị Ma Vương xâm nhập.

Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn đã bảo đại đức Ānanda rằng: “Này Ānanda, Vesālī thật đáng yêu! —như trên— Như Lai có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.” Tuy nhiên, đại đức Ānanda —như trên— như là có tâm đã bị Ma Vương xâm nhập. Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã bảo đại đức Ānanda rằng: “Này Ānanda, Vesālī thật đáng yêu! —như trên— Như Lai có thể tồn tại một kiếp hoặc hơn một kiếp.” Tuy nhiên, đại đức Ānanda —như trên— như là có tâm đã bị Ma Vương xâm nhập.

2.Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo đi đc Ānanda rằng: “Này Ānanda, ngươi hãy đi, ngươi hãy biết giờ này là thời điểm của việc nào.” “Bạch Ngài, xin vâng.” Đi đc Ānanda nghe theo đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi đã ngồi xuống ở gốc cây nọ ở nơi không xa.

3.Sau đó, khi đi đc Ānanda ra đi không bao lâu, Ma Vương ác đc đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, Ma Vương ác đc đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, xin đấng Thiện Thệ hãy viên tịch Niết Bàn. Bạch Ngài, giờ đây là thi điểm viên tịch Niết Bàn của đức Thế Tôn. Bạch Ngài, hơn nữa lời nói này đã đưc đức Thế Tôn nói: ‘Này kẻ ác độc, Ta sẽ không viên tịch Niết Bàn khi nào các tỳ khưu của Ta còn chưa tr thành các Thinh Văn có kinh nghim, được huấn luyện, có tự tin, có sự an toàn đối với các trói buộc, nghe nhiều, có sự ghi nhớ về Giáo Pháp, đã thực hành đúng pháp và thun pháp, đã thực hành đúng đắn, có sự hành xử theo pháp, sau khi học pháp từ thầy của mình sẽ thuật lại, sẽ thuyết giảng, sẽ quy định, sẽ thiết lập, sẽ khai mở, sẽ phân tích, sẽ làm rõ ràng, khi học thuyết của những kẻ khác đã được khởi lên thì sẽ khuất phục một cách khéo léo đúng theo Pháp và sẽ thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông.’

Bạch Ngài, vả lại hiện nay các vị tỳ khưu Thinh Văn của đức Thế Tôn là có kinh nghiệm, được huấn luyện, có tự tin, có sự an toàn đối với các trói buộc, nghe nhiều, có sự ghi nhớ về Giáo Pháp, đã thực hành đúng pháp và thuận pháp, đã thực hành đúng đắn, có sự hành xử theo pháp, sau khi học pháp từ thầy của mình rồi thuật lại, thuyết giảng, quy định, thiết lập, khai mở, phân tích, làm rõ ràng, khi học thuyết của những kẻ khác đã được khởi lên thì khuất phục một cách khéo léo đúng theo Pháp và thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, xin đấng Thiện Thệ hãy viên tịch Niết Bàn. Bạch Ngài, giờ đây là thời điểm viên tịch Niết Bàn của đức Thế Tôn.

4.Bạch Ngài, hơn nữa lời nói này đã đưc đức Thế Tôn nói: ‘Này kẻ ác độc, Ta sẽ không viên tịch Niết Bàn khi nào các tỳ khưu ni của Ta còn chưa tr thành các Thinh Văn có kinh nghim, —như trên— có sự hành xử theo pháp, —như trên— sẽ thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông.’ Bạch Ngài, vả lại hiện nay các vị tỳ khưu ni Thinh Văn ca đức Thế Tôn là có kinh nghiệm, —như trên— thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, —như trên—.

Bạch Ngài, hơn nữa lời nói này đã được đức Thế Tôn nói: ‘Này kẻ ác độc, Ta sẽ không viên tịch Niết Bàn khi nào các nam cư sĩ của Ta còn chưa trở thành các Thinh Văn có kinh nghiệm, —như trên— có sự hành xử theo pháp, —như trên— sẽ thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông.’ Bạch Ngài, vả lại hiện nay các vị tỳ khưu ni Thinh Văn của đức Thế Tôn là có kinh nghiệm, —như trên— thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, —như trên—.

5.Bạch Ngài, hơn nữa lời nói này đã đưc đức Thế Tôn nói: ‘Này kẻ ác độc, Ta sẽ không viên tịch Niết Bàn khi nào các nữ cư sĩ của Ta còn chưa tr thành các Thinh Văn có kinh nghim, —như trên— có sự hành xử theo pháp, —như trên— sẽ thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông.’ Bạch Ngài, vả lại hiện nay các vị tỳ khưu ni Thinh Văn ca đức Thế Tôn là có kinh nghiệm, —như trên— thuyết giảng Giáo Pháp có cả thần thông. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, —như trên—.

6.Bạch Ngài, hơn nữa lời nói này đã đưc đức Thế Tôn nói: ‘Này kẻ ác độc, Ta sẽ không viên tịch Niết Bàn khi nào Phạm hạnh này của Ta vẫn còn chưa được thành tựu, phát triển, phổ biến, phổ thông, trở nên phổ cập, và vẫn còn chưa được khéo giảng giải bởi loài người.’ Bạch Ngài, vả lại hiện nay Phạm hạnh của đức Thế Tôn không những được thành tựu, phát triển, phổ biến, phổ thông, trở nên phổ cập, mà còn được khéo giảng giải bởi loài người. Bạch Ngài, xin đức Thế Tôn hãy viên tịch Niết Bàn, xin đấng Thiện Thệ hãy viên tịch Niết Bàn. Bạch Ngài, giờ đây là thi điểm viên tịch Niết Bàn của đức Thế Tôn.”

Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã nói với Ma Vương ác độc điều này: “Này kẻ ác độc, ngươi hãy bình tĩnh. Không lâu nữa sẽ là sự viên tịch Niết Bàn của Như Lai. Từ nay cho đến hết ba tháng, Như Lai sẽ viên tịch Niết Bàn.” Khi ấy, ở tại bảo điện Cāpāla, đức Thế Tôn có niệm, có sự nhận biết rõ, đã buông bỏ thọ hành. Và khi đức Thế Tôn buông bỏ thọ hành, đã có sự lay động của đại địa cầu, làm kinh sợ, khiến dựng đứng lông; và các tiếng sấm trời đã bùng nổ.

7.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Trong khi cân nhắc Niết Bàn và nguồn sanh khởi (của hữu), bậc hiền trí đã buông bỏ sự tạo tác dẫn đến hữu. Thích thú ở nội tâm, được định tĩnh, người đã phá tan nguồn sanh khởi của tự ngã, tựa như phá tan tấm áo giáp.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada