1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, ở Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, ở Rājagaha gã cùi tên Suppabuddha đã là người nghèo khó nhất, khốn khổ nhất, bần cùng nhất.

2.Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn, được vây quanh bởi hội chúng đông đo, đang ngồi thuyết Pháp. Gã cùi Suppabuddha đã nhìn thấy từ đng xa đám đông người tụ hội lại, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: “Chắc chắn là ở đây có vật thực cứng hay vật thực mềm gì đó s được phân phát! Có lẽ ta nên đi đến gần đám đông người ấy, có lẽ ở đây ta có thể nhận được vật thực cứng hay vật thực mềm gì đó.”

3.Sau đó, gã cùi Suppabuddha đã đi đến gần đám đông người ấy. Gã cùi Suppabuddha đã nhìn thấy đức Thế Tôn, được vây quanh bởi hội chúng đông đo, đang ngồi thuyết Pháp. Sau khi nhìn thấy, gã ấy đã khởi ý điều này: “Ở đây, không có vật thực cứng hay vật thực mềm gì đó được phân phát! Vị Sa-môn Gotama này thuyết Pháp cho hội chúng. Có lẽ ta cũng nên nghe Pháp.” Rồi đã ngồi xuống ngay tại chỗ ấy (nghĩ rằng): “Ta cũng sẽ nghe Pháp.” Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi dùng tâm biết được tâm toàn thể hội chúng, đã tác ý rằng: “Ở đây người nào có khả năng hiu được Giáo Pháp?”

4.Đức Thế Tôn đã nhìn thấy gã cùi Suppabuddha đang ngồi ở hội chúng ấy, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: “Ở đây người này có khả năng hiu đưc Giáo Pháp.” Và Ngài đã thuyết Pháp theo thứ lớp liên quan đến gã cùi Suppabuddha. Tức là Ngài đã giảng giải bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới, bài thuyết về cõi Trời, sự tai hại sự thấp kém sự ô nhiễm của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của gã cùi Suppabuddha đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hưng thượng, tịnh tín, Ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã đưc Chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng giống như tấm vải đã được làm sạch, không còn vết nhơ, có thể nhuộm màu một cách toàn vẹn; tương t như thế, ngay tại chỗ ngồi ấy Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến gã cùi Suppabuddha: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

5.Sau đó, khi đã thấy đưc Pháp, đã thành tựu đưc Pháp, đã hiểu đưc Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc Đo Sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, gã cùi Suppabuddha đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, thật là tuyệt vời! Bạch Ngài, thật là tuyệt vời! Bạch Ngài, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem li cây đèn du nơi bóng tối (nghĩ rằng): ‘Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;’ tương t như thế Pháp đã đưc đức Thế Tôn giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Bạch Ngài, con đây xin đi đến nương nh đức Thế Tôn ấy, Giáo Pháp, và Tăng Chúng t khưu. Xin đức Thế Tôn chấp nhận con là nam cư sĩ đã đi đến nương nhờ kể từ hôm nay cho đến trọn đời.”

6.Sau đó, khi đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, gã cùi Suppabuddha đã thích thú, đã tùy hỷ lời dạy của đức Thế Tôn, đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

 Sau đó, khi gã cùi Suppabuddha ra đi không bao lâu, một con bò cái với con bê non đã húc ngã và đã đoạt lấy mạng sống của gã cùi Suppabuddha.

7.Sau đó, nhiều vị tỳ khưu đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, các vị tỳ khưu y đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, ngưi cùi tên Suppabuddha đã đưc đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, người ấy đã qua đi. Đối với người ấy, cảnh giới tái sanh là gì, kiếp kế tiếp là gì?”

8.“Này các tỳ khưu, gã cùi Suppabuddha là người sáng suốt, đã thực hành Pháp tuần tự đī vi Giáo Pháp, và đã không quấy rầy Ta với sự việc liên quan đến Giáo Pháp. Này các tỳ khưu, gã cùi Suppabuddha do sự diệt tận ba sự ràng buộc là vị Nhập Lưu, có pháp không bị thối đọa, có sự tiến đến giác ngộ đã được chắc chắn.”

9.Khi đưc nói như vậy, một vị tỳ khưu n đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, nhân gì, duyên gì khiến gã cùi Suppabuddha đã là người nghèo khó nhất, khốn khổ nhất, bần cùng nhất?”

10.“Này các tỳ khưu, vào thời quá khứ gã cùi Suppabuddha đã là con trai nhà triệu phú ở ngay tại thành Rājagaha này. Người ấy, trong khi đưc đưa đến khu vườn giải trí, đã nhìn thấy vị Phật Đc Giác đang đi vào thành để khất thực, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: ‘Gã cùi này là ai mà đi lang thang với y phục của người cùi vậy?’ rồi đã khạc nhổ, hướng vai trái (về phía vị Phật Đc Giác), và ra đi. Người ấy, do quả thành tựu của nghiệp ấy, đã bị nung nấu ở địa ngục nhiều năm, nhiu trăm năm, nhiu ngàn năm, nhiu trăm ngàn năm, với phần còn lại của chính nghiệp quả ấy, đã là người cùi ở ngay tại thành Rājagaha này, là người nghèo khó nhất, khốn khổ nhất, bần cùng nhất. Sau khi đi đến với Pháp và Luật đã được công bố bởi đc Như Lai, người ấy đã thọ trì niềm tin, đã thọ trì giới, đã thọ trì điu đã đưc nghe, đã thọ trì sự xả thí, đã thọ trì trí tuệ. Sau khi thọ trì niềm tin, sau khi thọ trì giới, sau khi thọ trì điu đã được nghe, sau khi thọ trì sự xả thí, sau khi thọ trì trí tuệ, người ấy do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, được sanh vào chốn an vui, cõi Trời, có sự cộng trú với chư Thiên cõi Ba Mươi Ba. Ti nơi y, người ấy chói sáng vượt trội chư Thiên khác không những về sắc đẹp mà còn về danh tiếng nữa.”

11.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Tựa như người có mắt, trong khi đang có sự ra sức, nên tránh xa những nơi trắc trở, bậc sáng suốt, ở thế gian cuộc sống, nên tránh xa những điều ác.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada