1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, ở tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn sống bị quấy rầy bởi các tỳ khưu, bởi các tỳ khưu ni, bi các nam cư sĩ, bởi các nữ cư sĩ, bởi các vị vua, bởi các quan đại thần của vua, bởi các ngoại đạo, bởi các đệ tử của ngoại đạo. Bị quấy rầy, đức Thế Tôn sống không an lạc, không thoải mái.

2.Khi ấy, đức Thế Tôn đã khởi ý điều này: “Hiện nay, Ta sống bị quấy rầy bởi các tỳ khưu, bởi các tỳ khưu ni, bi các nam cư sĩ, bởi các nữ cư sĩ, bởi các vị vua, bởi các quan đại thần của vua, bởi các ngoại đạo, bởi các đệ tử của ngoại đạo. Bị quấy rầy, Ta sống không an lạc, không thoải mái. Có lẽ Ta nên sống một mình, tách ra khỏi đám đông?”

3.Sau đó vào bui sáng, đức Thế Tôn đã quấn y (nội) rồi cầm lấy bình bát và y đi vào thành Kosambī để khất thực. Sau khi đi khất thực ở thành Kosambī, sau ba ăn trong khi đi khất thực trở về, đức Thế Tôn đã tự mình thu dọn chỗ trú ngụ rồi cầm lấy bình bát và y, không nói cho các thị giả biết, không thông báo cho hội chúng tỳ khưu, một mình, không người thứ hai, ra đi du hành đến Pārileyyaka. Trong khi tuần tự du hành, Ngài đã ngự đến Pārileyyaka. Ti đó, đức Thế Tôn ngụ tại Pārileyyaka, ở khu rừng cây được bảo vệ, nơi gốc cây sālā xinh đẹp.

4.Cũng có con long tượng nọ sống bị quấy rầy bởi những con voi đực, bởi những con voi cái, bởi những con voi tơ, bởi những con voi bé. Nó còn phải phải nhai các thứ cỏ đã bị đứt ngọn. Chúng nhai các nhánh cây đã được nó bẻ gãy lưt này lượt khác. Và nó uống các thứ nưc đã bị khuấy đục. Khi nó vượt qua dòng sông cạn thì những con voi cái chạy lại cọ xát vào thân. Bị quấy rầy, nó sống không an lạc, không thoải mái. Khi ấy, con long tượng ấy đã khởi ý điều này: “Hiện nay, ta sống bị quấy rầy bởi những con voi đực, bởi những con voi cái, bởi những con voi tơ, bởi những con voi bé. Ta còn phải nhai các thứ cỏ đã bị đứt ngọn. Chúng nhai các nhánh cây đã được ta bẻ gãy lưt này lượt khác. Và ta uống các thứ nưc đã bị khuấy đc. Khi ta vượt qua dòng sông cạn thì những con voi cái chạy lại cọ xát vào thân. Bị quấy rầy, ta sống không an lạc, không thoải mái. Có lẽ ta nên sống một mình, tách ra khỏi đám đông?”

5.Sau đó, con long tượng ấy đã tách khỏi bầy đi đến Pārileyyaka, chỗ khu rừng cây được bảo vệ, nơi gốc cây sālā xinh đẹp, gần bên đức Thế Tôn. Tại đó, ở khu vực nào đức Thế Tôn trú ngụ, con long tượng ấy dọn dẹp khu vực ấy bớt đi cây cỏ, rồi dùng vòi cung cấp nước uống và nước rửa đến đức Thế Tôn.

6.Sau đó, đức Thế Tôn trong lúc thiền tịnh ở nơi thanh vắng có ý nghĩ suy tầm như vy đã sanh khởi: “Trước đây, Ta đã sống bị quấy rầy bởi các tỳ khưu, bởi các tỳ khưu ni, bi các nam cư sĩ, bởi các nữ cư sĩ, bởi các vị vua, bởi các quan đại thần của vua, bởi các ngoại đạo, bởi các đệ tử của ngoại đạo. Bị quấy rầy, Ta đã sống không an lạc, không thoải mái. Hiện nay, Ta sống không bị quấy rầy bởi các tỳ khưu, bởi các tỳ khưu ni, bi các nam cư sĩ, bởi các nữ cư sĩ, bởi các vị vua, bởi các quan đại thần của vua, bởi các ngoại đạo, bởi các đệ tử của ngoại đạo. Không bị quấy rầy, Ta sống an lạc, thoải mái.”

7.Luôn cả con long tượng ấy cũng có ý nghĩ suy tầm như vy đã sanh khởi: “Trưc đây, ta đã sống bị quấy rầy bởi những con voi đực, bởi những con voi cái, bởi những con voi tơ, bởi những con voi bé. Ta đã phải nhai các thứ cỏ đã bị đứt ngọn. Chúng đã nhai các nhánh cây đã được ta bẻ gãy lưt này lưt khác. Và ta đã uống các thứ nưc đã bị khuấy đc. Khi ta vượt qua dòng sông cạn thì những con voi cái đã chạy lại cọ xát vào thân. Bị quấy rầy, ta đã sống không an lạc, không thoải mái. Hiện nay, ta sống không bị quấy rầy bởi những con voi đực, bởi những con voi cái, bởi những con voi tơ, bởi những con voi bé. Ta nhai các thứ cỏ còn chưa b đứt ngọn. Chúng không nhai các nhánh cây đã được ta bẻ gãy lưt này lưt khác. Và ta đã uống các thứ nước không bị khuấy đục. Khi ta ợt qua dòng sông cạn thì không có những con voi cái chạy lại cọ xát vào thân. Không bị quấy rầy, ta sống an lạc, thoải mái.”

8.Khi ấy, đức Thế Tôn sau khi nhận biết sự tách ly của bản thân đã dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của con long tượng ấy, rồi vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Tâm của con Long tượng, là con voi có ngà dài, cùng với chúa loài người có tâm được tương đồng về việc một mình vui thích ở khu rừng.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada