1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Cālikā, ở núi Cālika. Vào lúc bấy giờ, đi đức Meghiya là thị giả của đức Thế Tôn. Khi ấy, đi đc Meghiya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, đi đc Meghiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, con muốn đi vào làng Jantu để khất thực.” “Này Meghiya, ngươi hãy biết giờ này là thời điểm của việc nào.”

2.Sau đó, vào bui sáng đi đc Meghiya đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y đi vào làng Jantu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở làng Jantu, sau bữa ăn trong khi đi khất thực trở về, đi đc Meghiya đã đi đến bờ sông Kimikālā. Sau khi đi đến và trong khi đi kinh hành, trong khi đi lang thang đ thư giãn ống chân ở bờ sông Kimikālā, đi đc Meghiya đã nhìn thấy khu rừng xoài đáng mến, đáng yêu, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: “Khu rừng xoài này quả thật đáng mến, đáng yêu! Nơi này quả thật thích hợp cho việc nỗ lực của ngưi con trai gia đình cao quý, là người mong muốn sự nỗ lực. Nếu đức Thế Tôn cho phép ta, thì ta có thể đi đến khu rừng xoài này cho việc nỗ lực.”

3.Sau đó, đi đc Meghiya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, đi đc Meghiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, ở đây vào bui sáng, con đã quấn y (nội), rồi cầm lấy bình bát và y đi vào làng Jantu để khất thực. Sau khi đi khất thực ở làng Jantu, sau bữa ăn trong khi đi khất thực trở về, con đã đi đến bờ sông Kimikālā. Sau khi đi đến và trong khi đi kinh hành, trong khi đi lang thang đ thư giãn ống chân ở bờ sông Kimikālā, con đã nhìn thấy khu rừng xoài đáng mến, đáng yêu, sau khi nhìn thấy con đã khởi ý điều này: ‘Khu rừng xoài này quả thật đáng mến, đáng yêu! Nơi này quả thật thích hợp cho việc nỗ lực của ngưi con trai gia đình cao quý, là người mong muốn sự nỗ lực. Nếu đức Thế Tôn cho phép ta, thì ta có thể đi đến khu rừng xoài này cho việc nỗ lực.’ Bạch Ngài, nếu đức Thế Tôn cho phép con, thì con có thể đi đến khu rừng xoài này cho việc nỗ lực.”

4.Khi được nghe nói vậy, đức Thế Tôn đã nói với đi đức Meghiya điu này: “Này Meghiya, chúng ta là đơn đc. Ngươi hãy chờ cho đến lúc có vị tỳ khưu nào khác đi đến.” Đến lần thứ nhì, đi đc Meghiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, đối với đức Thế Tôn thì không có bất cứ việc cần phải làm thêm nữa, hoặc không có sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Bạch Ngài, trái lại đối với con thì có việc cần phải làm thêm nữa, hoặc có sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Bạch Ngài, nếu đức Thế Tôn cho phép con, thì con có thể đi đến khu rừng xoài này cho việc nỗ lực.” Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn đã nói với đi đc Meghiya điu này: “Này Meghiya, chúng ta là đơn đc. Ngươi hãy chờ cho đến lúc có vị tỳ khưu nào khác đi đến.” Đến lần thứ ba, đi đc Meghiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, đối với đức Thế Tôn thì không có bất cứ việc gì thêm nữa cần phải làm, hoặc không có sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Bạch Ngài, trái lại đối với con thì có việc thêm nữa cần phải làm, hoặc có sự tích lũy thêm đối với việc đã làm. Bạch Ngài, nếu đức Thế Tôn cho phép con, thì con có thể đi đến khu rừng xoài này cho việc nỗ lực.”

5.“Này Meghiya, trong khi ngươi nói về ‘sự nỗ lực’ thì chúng ta có thể nói gì? Này Meghiya, ngươi hãy biết giờ này là thời điểm của việc nào.” Khi ấy, đi đc Meghiya đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi đã đi đến khu rừng xoài ấy, sau khi đến đã đi sâu vào khu rừng xoài rồi đã ngồi xuống nghỉ trưa ở gốc cây nọ. Sau đó, trong khi đi đc Meghiya đang trú ở khu rừng xoài ấy, ba ác bất thiện tầm, tức là: ‘dục tầm, sân tầm, hại tầm,’ thường xuyên khởi lên cho vị ấy. Khi ấy, đi đc Meghiya đã khởi ý điều này: “Thật là kỳ lạ! Thật là bất thường! Quả thật ta đã vì niềm tin rời nhà xuất gia sống không nhà, vậy mà ta lại bị ám ảnh bởi ba ác bất thiện tầm này, tức là: ‘bởi dục tầm, bởi sân tầm, bởi hại tầm.’”

6.Sau đó vào buổi chiều, đi đức Meghiya, xuất khỏi thiền tịnh, đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, đi đc Meghiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, ở đây trong khi con đang trú ở khu rừng xoài ấy, ba ác bất thiện tầm, tức là: ‘dục tầm, sân tầm, hại tầm,’ thường xuyên xảy đến với con. Khi ấy, con đây đã khởi ý điều này: ‘Thật là kỳ lạ! Thật là bất thường! Quả thật ta đã vì niềm tin rời nhà xuất gia sống không nhà, vậy mà ta lại bị ám ảnh bởi ba ác bất thiện tầm này, tức là: bởi dục tầm, bởi sân tầm, bởi hại tầm.’”

7.“Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, có năm pháp đưa đến sự chín muồi. Năm pháp nào? Này Meghiya,  đây vị tỳ khưu có bạn hữu tốt lành, có bạn đồng hành tốt lành, có bạn thâm niên tốt lành. Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, đây là pháp thứ nhất đưa đến sự chín muồi.

Và này Meghiya, còn có pháp khác nữa, vị tỳ khưu là người có giới, sống thu thúc với sự thu thúc trong giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, đây là pháp thứ nhì đưa đến sự chín muồi.

Và này Meghiya, còn có pháp khác nữa, lời nói nào liên quan đến việc giảm thiểu, thuận lợi cho việc khơi mở tâm, đưa đến sự hoàn toàn nhàm chán, đến việc xa lìa luyến ái, đến sự tịch diệt, đến sự tịch tịnh, đến thắng trí, đến sự giác ngộ, đến Niết-bàn, tức là lời nói về ít ham muốn, lời nói về sự tự biết đủ, lời nói về sự tách ly, lời nói về sự không kết giao, lời nói về việc khởi sự tinh tấn, lời nói về giới, lời nói về định, lời nói về tuệ, lời nói về giải thoát, lời nói về trí tuệ và nhận thức về sự giải thoát; với lời nói có hình thức như thế thì vị tỳ khưu có sự đạt được theo như ước muốn, có sự đạt được không mệt nhọc, có sự đạt được không khó khăn. Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, đây là pháp thứ ba đưa đến sự chín muồi.

Và này Meghiya, còn có pháp khác nữa, vị tỳ khưu sống có sự ra sức tinh tấn nhằm dứt bỏ các bất thiện pháp, nhằm thành tựu các thiện pháp, có sự kiên định, có sự ra sức vững chãi, không buông bỏ nhiệm vụ đối với các thiện pháp. Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, đây là pháp thứ tư đưa đến sự chín muồi.

Và này Meghiya, còn có pháp khác nữa, vị tỳ khưu có tuệ hướng đến sự sanh diệt, đầy đủ tuệ cho việc thấu triệt thánh thiện hướng đến sự diệt tận khổ đau một cách đúng đắn. Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, đây là pháp thứ năm đưa đến sự chín muồi.

Này Meghiya, khi sự giải thoát của tâm chưa được chín muồi, năm pháp này đưa đến sự chín muồi.

8.Này Meghiya, điu này là đưc trông đi đối với vị tỳ khưu có bạn hữu tốt lành, có bạn đồng hành tốt lành, có bạn thâm niên tốt lành là việc sẽ là người có giới, sẽ sống thu thúc với sự thu thúc trong giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, sẽ thọ trì và thực hành trong các điều học.

Này Meghiya, điều này là được trông đợi đối với vị tỳ khưu có bạn hữu tốt lành, có bạn đồng hành tốt lành, có bạn thâm niên tốt lành là lời nói nào liên quan đến việc giảm thiểu, thuận lợi cho việc khơi mở tâm, đưa đến sự hoàn toàn nhàm chán, đến việc xa lìa luyến ái, đến sự tịch diệt, đến sự tịch tịnh, đến thắng trí, đến sự giác ngộ, đến Niết-bàn, tức là lời nói về ít ham muốn, lời nói về sự tự biết đủ, lời nói về sự tách ly, lời nói về sự không kết giao, lời nói về việc khởi sự tinh tấn, lời nói về giới, lời nói về định, lời nói về tuệ, lời nói về giải thoát, lời nói về trí tuệ và nhận thức về sự giải thoát; với lời nói có hình thức như thế thì vị tỳ khưu sẽ có sự đạt được theo như ước muốn, có sự đạt được không mệt nhọc, có sự đạt được không khó khăn.

Này Meghiya, điều này là được trông đợi đối với vị tỳ khưu có bạn hữu tốt lành, có bạn đồng hành tốt lành, có bạn thâm niên tốt lành là sẽ có sự ra sức tinh tấn nhằm dứt bỏ các bất thiện pháp, nhằm thành tựu các thiện pháp, có sự kiên định, có sự ra sức vững chãi, không buông bỏ nhiệm vụ đối với các thiện pháp.

Này Meghiya, điều này là được trông đợi đối với vị tỳ khưu có bạn hữu tốt lành, có bạn đồng hành tốt lành, có bạn thâm niên tốt lành là việc sẽ có tuệ hướng đến sự sanh diệt, được đầy đủ tuệ hướng đến sự diệt tận khổ đau một cách đúng đắn đối với việc thấu triệt của bậc Thánh.

Và này Meghiya, hơn nữa vị tỳ khưu ấy sau khi thiết lập ở năm pháp này, nên tu tập bốn pháp thêm nữa, nên tu tập về bất tịnh nhằm dứt bỏ luyến ái, nên tu tập từ ái nhằm dứt bỏ sân hận, nên tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra nhằm cắt đứt tầm, nên tu tập tưởng vô thường nhằm thủ tiêu ngã mạn ‘tôi là.’ Này Meghiya, đối với vị có tưởng vô thưởng thì tưởng vô ngã được vững trú, vị có tưởng vô ngã thì đạt được việc thủ tiêu ngã mạn ‘tôi là,’ (đạt được) Niết Bàn ngay trong đời hiện tại.”

9.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Các suy tư nhỏ nhoi, các suy tư vi tế được đeo đuổi là các sự trỗi dậy của tâm. Người không biết được các suy tư này của tâm, chạy từ nơi này đến nơi khác, có tâm rối loạn.

Và sau khi biết được các suy tư này của tâm, người có nhiệt tâm, có niệm, thu thúc các suy tư đã được đeo đuổi, các sự trỗi dậy của tâm; bậc giác ngộ đã dứt bỏ chúng không còn dư sót.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada