1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Uruvelā bên bờ sông Nerañjarā nơi gốc cây bồ đề và vừa mới thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn đã ngồi với một tư thế kiết già suốt bảy ngày, hưởng niềm an lạc của sự giải thoát.

2.Sau đó, trải qua bảy ngày ấy, sau khi đã ra khỏi định ấy, đức Thế Tôn đã xem xét thế gian bằng Phật nhãn. Trong khi xem xét thế gian bằng Phật nhãn, đức Thế Tôn đã nhìn thấy các chúng sanh đang b đốt nóng bởi nhiều sự đốt nóng (khổ đau), và đang b đốt cháy bởi nhiều sự đốt cháy sanh ra bởi luyến ái, sanh ra bởi sân hận, và sanh ra bởi si mê.

3.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Bị đốt nóng,[8] bị quấy nhiễu bởi (sáu) xúc, thế gian này nói rằng bệnh là bản ngã, dầu suy nghĩ theo cách này cách kia, nó hình thành theo một cách khác so với cái ấy.

Có sự hình thành theo một cách khác, bị dính mắc vào hữu, bị quấy nhiễu bởi hữu, lại thỏa thích hữu ấy. Thỏa thích cái nào, cái ấy là sự sợ hãi. Bị sợ hãi đối với cái nào, cái ấy là khổ. Quả vậy, Phạm hạnh này được sống nhằm lìa bỏ hữu.

Bất cứ các vị Sa-môn hoặc các Bà-la-môn nào đã nói rằng sự giải thoát khỏi hữu nhờ vào hữu, Ta nói rằng tất cả các vị đó không được giải thoát khỏi hữu.

Bất cứ các vị Sa-môn hoặc các Bà-la-môn nào đã nói rằng sự tách ly khỏi hữu nhờ vào phi hữu, Ta nói rằng tất cả các vị đó không được tách ly khỏi hữu.

Tùy thuận vào sự bám víu, khổ này được hình thành.

Do sự cạn kiệt của mọi chấp thủ, không có sự hình thành của khổ.

Hãy nhìn xem thế gian này, số đông

bị quấy nhiễu bởi vô minh, được hiện hữu, thích thú sự hiện hữu,

không được giải thoát hoàn toàn khỏi hữu.

Bất cứ các hữu nào,

ở mọi nơi, với mọi tính chất,

tất cả các hữu ấy là vô thường,

khổ đau, có tính chất đổi thay.

Tương tự, đối với vị đang nhìn thấy điều này đúng theo bản thể bằng tuệ chơn chánh, hữu ái của vị ấy được dứt bỏ, vị ấy không thỏa thích phi hữu, do sự cạn kiệt của các tham ái một cách trọn vẹn, có sự lìa ái luyến và sự diệt tận không còn dư sót, Niết Bàn.

Đối với vị tỳ khưu đã được tịch tịnh ấy, do không còn chấp thủ, sự hiện hữu lại nữa là không có, Ma Vương đã bị chế ngự, cuộc chiến đã được chiến thắng, bậc tự tại đã vượt qua khỏi tất cả các hữu.”

Phẩm Nanda là thứ ba.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada