1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đi đức Nanda, em họ của đức Thế Tôn, con trai của người dì,[7] nói với nhiều vị tỳ khưu như vầy: “Này các đi đức, tôi không thỏa thích thực hành Phạm hạnh; tôi không thể duy trì Phạm hạnh; tôi sẽ lìa bỏ sự học tập và trở lại cuộc sống tại gia tầm thường.”

2.Sau đó, có vị tỳ khưu n đã đi đến gặp đức Thế tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, vị ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, đi đức Nanda, em họ, con trai của người dì của đức Thế Tôn, nói với nhiều vị tỳ khưu như vy: ‘Này các đi đức, tôi không thỏa thích thực hành Phạm hạnh; tôi không thể duy trì Phạm hạnh; tôi sẽ lìa bỏ sự học tập và trở lại cuộc sống tại gia tầm thường.’”

3.Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo một vị tỳ khưu khác rằng: “Này tỳ khưu, hãy lại đây. Ngươi hãy bảo tỳ khưu Nanda với lời nói của Ta rằng: ‘Này đi đức Nanda, bậc Đo Sư gi đi đức.’” “Bạch Ngài, xin vâng.” Vị tỳ khưu y nghe theo đức Thế Tôn đã đi đến gặp đi đc Nanda, sau khi đến đã nói với đi đc Nanda điu này: “Này đi đức Nanda, bậc Đo Sư gi đi đức.”

4.“Này đi đc, xin vâng.” Đi đức Nanda nghe theo vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp đức Thế tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi vị ấy đã ngồi xuống ở một bên, đức Thế Tôn đã nói với đi đc Nanda điu này: “Này Nanda, nghe nói ngươi đã nói với nhiều vị tỳ khưu như vy: ‘Này các đi đức, tôi không thỏa thích thực hành Phạm hạnh; tôi không thể duy trì Phạm hạnh; tôi sẽ lìa bỏ sự học tập và trở lại cuộc sống tại gia tầm thưng,’ có đúng không vậy?” “Bạch Ngài, đúng vậy.” “Này Nanda, tại sao ngươi lại không thỏa thích thực hành Phạm hạnh, lại không thể duy trì Phạm hạnh, sẽ lìa bỏ sự học tập và trở lại cuộc sống tại gia tầm thường?” “Bạch Ngài, khi con rời khỏi căn nhà, người con gái dòng Sakya mỹ nhân của xứ sở, với những lọn tóc được chải một nửa, đã ngước nhìn con và nói điều này: ‘Công tử ơi, chàng mau mau trở lại.’ Bạch Ngài, con đây trong lúc tưởng nhớ đến điều ấy, con không thỏa thích thực hành Phạm hạnh, con không thể duy trì Phạm hạnh, con sẽ lìa bỏ sự học tập và trở lại cuộc sống tại gia tầm thường.”

5.Khi ấy, đức Thế Tôn đã nắm lấy đi đức Nanda ở cánh tay, rồi giống như ngưi đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương t y như thế, Ngài đã biến mất ở Jetavana và đã hiện ra giữa chư Thiên ở cõi Ba Mươi Ba.

6.Vào lúc bấy giờ, các tiên nữ với số lưng năm trăm có các bàn chân (thon hng) như của chim bồ câu đã đi đến hầu cận Thiên Chủ Sakka. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo đi đức Nanda rằng: “Này Nanda, ngươi có nhìn thấy năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu này không?” “Bạch Ngài, thưa có.”

7.“Này Nanda, ngươi nghĩ gì về điều ấy? Ngưi nào đp hơn, đáng nhìn hơn, và đáng mến hơn, người con gái dòng Sakya mỹ nhân của xứ sở hay là năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu này?”

“Bạch Ngài, cũng giống như con khỉ cái bị cháy, bị xẻo lỗ tai và lỗ mũi, bạch Ngài tương tự y như thế người con gái dòng Sakya, mỹ nhân của xứ sở, khi so sánh với năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu này thì chẳng được tính, chẳng được một phần, chẳng được phần chia của một phần, chẳng đáng so sánh. Năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu này đẹp hơn, đáng nhìn hơn, và đáng mến hơn.”

“Này Nanda, ngươi hãy thỏa thích. Này Nanda, ngươi hãy thỏa thích. Ta là người bảo đảm cho ngươi về việc đạt được năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu.”

“Bạch Ngài, nếu đức Thế Tôn là người bảo đảm cho con về việc đạt được năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu, bạch Ngài, con sẽ thỏa thích thực hành Phạm hạnh ở nơi đức Thế Tôn.”

8.Khi ấy, đức Thế Tôn đã nắm lấy đi đức Nanda ở cánh tay, rồi giống như ngưi đàn ông có sức mạnh có thể duỗi ra cánh tay đã được co lại, hoặc có thể co lại cánh tay đã được duỗi ra, tương t y như thế, Ngài đã biến mất giữa chư Thiên ở cõi Ba Mươi Ba và đã hiện ra ở Jetavana.

9.Các vị tỳ khưu đã nghe rằng: “Nghe nói đi đức Nanda, em họ, con trai của người dì của đức Thế Tôn, thực hành Phạm hạnh vì lý do các tiên nữ. Nghe nói đức Thế Tôn là người bảo đảm cho vị này về việc đt đưc năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu.” Sau đó, các vị tỳ khưu bạn hữu của đi đc Nanda đối xử với đi đức Nanda bằng tiếng xưng hô là kẻ làm thuê và bằng tiếng xưng hô là kẻ thu mua (nói rằng): “Nghe nói đi đức Nanda là kẻ làm thuê, nghe nói đi đức Nanda là kẻ thu mua, vì lý do các tiên nữ mà thực hành Phạm hạnh. Nghe nói đức Thế Tôn là người bảo đảm cho vị này về việc đt đưc năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu.”

10.Sau đó, đi đức Nanda, trong khi bị khổ sở, trong khi bị hổ thẹn, trong khi chán ghét, một mình đã tách riêng, rồi trong khi sống không bị xao lãng, có nhiệt tâm, có bản tánh cương quyết nên chẳng bao lâu sau, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, đã chứng ngộ, đã đt đến, và an trú vào mục đích ti thượng ấy của Phạm hạnh, vì mục đích này mà nhng người con trai của các gia đình cao quý rời nhà xuất gia một cách chân chánh sống không nhà. Vị ấy đã biết rõ rằng: “Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn gì khác (phải làm) đối với bản thể (A-la-hán) này nữa.” Và thêm một vị nữa là đi đc Nanda đã trở thành vị A-la-hán.

11.Sau đó, lúc đêm đã khuya, một vị Thiên nhân nọ với màu sắc vượt trội đã làm cho toàn bộ Jetavana rực sáng rồi đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi đứng ở một bên. Đứng ở một bên, vị Thiên nhân ấy đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, đi đức Nanda, em họ, con trai của người dì của đức Thế Tôn, do sự cạn kiệt của các lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ, đã đt đến, và an trú vào sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ.” Và trí của đức Thế Tôn cũng đã khởi lên rằng: “Nanda do sự cạn kiệt của các lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ, đã đt đến, và an trú vào sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ.”

12.Sau đó, đi đức Nanda vào cuối đêm y đã đi đến gặp đức Thế tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, đi đc Nanda đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Bạch Ngài, về việc đức Thế Tôn là người bảo đảm cho con về việc đt đưc năm trăm tiên nữ có các bàn chân (thon hồng) như của chim bồ câu, bạch Ngài, con xin tháo gỡ cho đức Thế Tôn về lời hứa hẹn ấy.” “Này Nanda, sau khi dùng tâm biết được tâm của ngươi, Ta cũng đã biết rằng: ‘Nanda do sự cạn kiệt của các lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ, đã đt đến, và an trú vào sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ.’

13.Vị Thiên nhân cũng đã thông báo cho Ta về sự việc này: ‘Bạch Ngài, đi đức Nanda, em họ, con trai của người dì của đức Thế Tôn, do sự cạn kiệt của các lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ, đã đt đến, và an trú vào sự không còn lậu hoặc, sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ.’ Này Nanda, đúng vào lúc tâm ca ngươi không còn chấp thủ và được giải thoát khỏi các lậu hoặc thì Ta được tháo gỡ khỏi lời hứa hẹn ấy.”

14.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Đối với người nào, bãi lầy đã được vượt qua khỏi, gai nhọn của các dục đã được nghiền nát, là người đã đạt đến sự diệt tận si mê, vị tỳ khưu ấy không xao động ở hạnh phúc hay khổ đau.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada