1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika.

2.Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu, sau ba ăn trong khi đi khất thực trở về, đã cùng ngồi xuống tụ hội ở hội trường; có câu chuyện trao đi này đã khởi lên giữa các vị ấy:

“Này các đại đức, ai trong số hai vị vua này là người có tài sản lớn hơn, hoặc có của cải lớn hơn, hoặc có kho tàng lớn hơn, hoặc có lãnh thổ lớn hơn, hoặc có phương tiện di chuyển lớn hơn, hoặc có quân đội lớn hơn, hoặc có thần lực lớn hơn, hoặc có oai lực lớn hơn, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha hay đức vua Pasenadi xứ Kosala?” Và câu chuyện trao đổi này của các vị tỳ khưu ấy đã bị gián đoạn.

3.Khi ấy vào buổi chiều, đức Thế Tôn, xuất khỏi thiền tịnh, đã đi đến hội trưng, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi đã được sắp đặt. Sau khi ngồi xuống, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu,  đây bây gi các ngươi đã cùng ngồi xuống tụ hội vì câu chuyện gì vậy? Và câu chuyện trao đổi gì của các ngươi đã bị gián đoạn?”

“Bạch Ngài, ở đây chúng con sau bữa ăn trong khi đi khất thực trở về, đã cùng ngồi xuống tụ hội ở hội trường; có câu chuyện trao đổi này đã khởi lên giữa chúng con: ‘Này các đại đức, ai trong số hai vị vua này là người có tài sản lớn hơn, hoặc có của cải lớn hơn, hoặc có kho tàng lớn hơn, hoặc có lãnh thổ lớn hơn, hoặc có phương tiện di chuyển lớn hơn, hoặc có quân đội lớn hơn, hoặc có thần lực lớn hơn, hoặc có oai lực lớn hơn, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha hay đức vua Pasenadi xứ Kosala?’ Bạch Ngài, câu chuyện trao đổi này của chúng con đã bị gián đoạn. Khi ấy đức Thế Tôn đi đến.”

“Này các tỳ khưu, điều này quả không thích đáng cho các ngươi, những người con trai gia đình danh giá đã vì niềm tin rời nhà xuất gia sống không nhà, là việc các ngươi có thể nói về đề tài có hình thức như thế. Này các tỳ khưu, đối với các ngươi, khi tụ hội lại, có hai việc nên làm là trao đổi về Giáo Pháp hoặc (giữ) trạng thái im lặng thánh thiện.”

4.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Khoái lạc ngũ dục nào ở thế gian, và sự an lạc nào thuộc cõi Trời, các điều này có mười sáu phần không giá trị bằng (một phần) an lạc của sự diệt tận tham ái.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada