1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Uruvelā bên bờ sông Nerañjarā nơi gốc cây bồ đề và vừa mới thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn đã ngồi với một tư thế kiết già suốt bảy ngày, hưởng niềm an lạc của sự giải thoát.

2.Vào lúc bấy giờ, có đám mây đen lớn sái mùa xuất hiện, có mưa tầm tã trong bảy ngày, có gió lạnh và đầy mây. Khi ấy, rồng chúa Mucalinda đã rời khỏi chỗ ngụ của mình dùng thân quấn quanh cơ thể của đức Thế Tôn bảy vòng và phồng lớn mang rồi duy trì ở phía trên đầu của đức Thế Tôn (nghĩ rằng): “Chớ đ đức Thế Tôn bị lạnh, chớ đ đức Thế Tôn bị nóng, chớ đ đức Thế Tôn bị xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát.” Sau đó, trải qua bảy ngày ấy, đức Thế Tôn đã xuất khỏi định ấy.

Khi ấy, rồng chúa Mucalinda sau khi biết rằng bầu trời đã trở nên trong sáng và mây đã tan nên đã nới lỏng thân khỏi cơ thể của đức Thế Tôn, rồi thay đổi hình dạng của chính bản thân và biến thành hình dạng của người thanh niên đứng ở phía trước đức Thế Tôn, tay chắp lại, bày tỏ thái độ cung kính đến đức Thế Tôn.

3.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Sự sống cách ly là an lạc đối với vị hoan hỷ, đối với vị có Pháp đã được nghe, đối với vị đang xem xét. Sự không oán hận, sự chế ngự đối với các chúng sanh có mạng sống là niềm hạnh phúc ở trên đời.

Việc xa lìa luyến ái, sự vượt qua các dục là niềm an lạc ở trên đời. Điều gì là sự thoát ra khỏi tự mãn về bản ngã, điều ấy chính là sự an lạc tối thượng.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada