1.Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Uruvelā bên bờ sông Nerañjarā nơi cội cây bồ đề và vừa mới thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn đã ngồi với một tư thế kiết già suốt bảy ngày, hưởng niềm an lạc của sự giải thoát.

2.Sau đó, trải qua bảy ngày ấy, sau khi đã ra khỏi định ấy, đức Thế Tôn vào canh giữa của đêm đã khéo léo tác ý nghịch chiều về sự sanh khởi tùy thuộc vào điều kiện rằng: “Như thế là khi cái này không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu, do sự diệt tận của cái này thì cái kia được diệt tận, tức là: Do sự diệt tận của vô minh (đưa đến) sự diệt tận của các hành, do sự diệt tận của các hành (đưa đến) sự diệt tận của thức, do sự diệt tận của thức (đưa đến) sự diệt tận của danh sắc, do sự diệt tận của danh sắc (đưa đến) sự diệt tận của sáu xứ, do sự diệt tận củasáu xứ (đưa đến) sự diệt tận của xúc, do sự diệt tận của xúc (đưa đến) sự diệt tận của thọ, do sự diệt tận của thọ (đưa đến) sự diệt tận của ái, do sự diệt tận của ái (đưa đến) sự diệt tận củathủ, do sự diệt tận của thủ (đưa đến) sự diệt tận của hữu, do sự diệt tận của hữu (đưa đến) sự diệt tận của sanh, do sự diệt tận của sanh (đưa đến) lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não được diệt tận. Như thế là sự diệt tận của toàn bộ khổ uẩn này.”

3.Sau đó, khi hiểu ra sự việc này, đức Thế Tôn vào thời điểm ấy đã thốt lên lời cảm hứng này:

Quả vậy, khi các pháp hiện rõ đến vị Bà-la-môn có nhiệt tâm đang tham thiền thì tất cả điều nghi hoặc của vị ấy được rũ sạch, từ đó nhận biết rằng (mọi) việc là có nguyên nhân.”



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada