1. 2. 1. KINH BIẾT TOÀN DIỆN SI

[11]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện si, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các t khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện si, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Do si nào chúng sinh bị si mê rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về si ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 2. KINH BIẾT TOÀN DIỆN GIẬN DỮ

[12]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện giận dữ, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các t khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện giận dữ, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Do sự giận dữ nào chúng sinh bị tức giận rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự giận dữ ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 3. KINH BIẾT TOÀN DIỆN GIÈM PHA

[13]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, người không biết rõ, không biết toàn diện gièm pha, tâm không xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, không dứt bỏ, thì không thể diệt trừ khổ đau. Này các t khưu, còn người biết rõ, biết toàn diện gièm pha, tâm xa lìa sự luyến ái ở nơi ấy, dứt bỏ, thì có thể diệt trừ khổ đau.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Do sự gièm pha nào chúng sinh gièm pha rồi đi đến khổ cảnh, các vị hành minh sát hiểu biết đúng đắn về sự gièm pha ấy và dứt bỏ nó, sau khi dứt bỏ thì không trở lại thế gian này một lần nào nữa.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 4. KINH CHE LẤP BỞI VÔ MINH

[14]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, Ta không nhận thấy một sự che lấp nào khác, mà bị che lấp bởi sự che lấp ấy các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài, này các tỳ khưu như là sự che lấp bởi vô minh. Này các tỳ khưu, chính vì bị che lấp bởi sự che lấp bởi vô minh, các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Không có một pháp nào khác, mà các sinh mạng bị che lấp như thế bởi nó, phải luân chuyển ngày và đêm, như là bị che khuất bởi si mê.

3.Còn những ai đã dứt bỏ si mê và đã phá vỡ khối đng tăm tối, những người ấy không luân chuyển trở lại; nhân của những người ấy không tìm thấy.

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 5. KINH RÀNG BUỘC BỞI THAM ÁI

[15]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, Ta không nhận thấy một sự ràng buộc nào khác, mà bị ràng buộc bởi sự ràng buộc ấy các sinh mạng rong ruổi luân chuyển một thời gian dài, này các tỳ khưu như là sự ràng buộc bởi tham ái. Này các tỳ khưu, chính vì bị ràng buộc với sự ràng buộc bởi tham ái, chúng sinh rong ruổi luân chuyển một thời gian dài.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Có tham ái là bạn lữ, trong khi luân chuyển một thời gian dài đến cõi này và cõi khác, con ngưi không vưt qua được luân hồi.

3.Sau khi biết được sự bất lợi như vậy, (biết được) tham ái là nguồn sanh khởi của khổ, vị tỳ khưu, đã xa lìa tham ái, không có nắm giữ, có niệm, nên ra đi du phương.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 6. KINH HỮU HỌC - THỨ NHẤT

[16]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu là bậc hữu học, còn chưa đt được mục đích, đang sng, đang ước nguyện sự an toàn vô thưng đối với các trói buộc, Ta không nhận thấy một yếu tố nào khác sau khi tạo thành yếu tố ở nội phần có nhiều sự hỗ trợ như vầy, này các tỳ khưu như là tác ý đúng đường lối. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, trong khi tác ý đúng đường lối, dứt bỏ bất thiện, phát triển thiện.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Tác ý đúng đường lối là pháp của vị tỳ khưu hữu học, không có cái khác có nhiều sự ích lợi như vy đối với việc đt đến mục đích ti thượng. Trong khi nỗ lực đúng đường lối, vị tỳ khưu có th đt được sự diệt trừ khổ đau.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 7. KINH HỮU HỌC - THỨ NHÌ

[17]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, đối với vị tỳ khưu là bậc hữu học, còn chưa đt được mục đích, đang sng, đang ước nguyện sự an toàn vô thưng đối với các trói buộc, Ta không nhận thấy một yếu tố nào khác, sau khi tạo thành yếu tố ở ngoại phần, có nhiều sự hỗ trợ như vầy, này các tỳ khưu như là trạng thái có bạn tốt lành. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu, có bạn tốt lành, dứt bỏ bất thiện, phát triển thiện.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Vị tỳ khưu nào có bạn tốt lành, có sự tôn trọng, có sự tôn kính, trong khi thực hành theo lời nói của những người bạn, có sự nhận biết rõ, có niệm, có thể đt được theo tuần tự sự diệt trừ tất cả các ràng buộc.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 8. KINH CHIA RẼ HỘI CHÚNG

[18]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, có một pháp, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự bất lợi cho nhiều ngưi, đem lại sự bất an cho nhiều ngưi, đem lại sự tai hại, đem lại sự bất lợi, đem lại sự khổ đau cho nhiu ngưi, cho chư Thiên và nhân loại. Một pháp nào? Sự chia rẽ hội chúng. Này các tỳ khưu, hơn nữa khi hội chúng bị chia rẽ, không những có sự xung đột lẫn nhau, mà còn có sự mắng nhiếc lẫn nhau, sự ngăn cách lẫn nhau, sự tẩy chay lẫn nhau. Tại nơi ấy, những kẻ chưa có đức tin chẳng những không có niềm tin, mà còn có sự thay đổi (niềm tin) của một số ngưi đã có đức tin.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Kẻ chia rẽ hội chúng là kẻ sanh đọa xứ, kẻ đi địa ngục, phải chịu đựng trọn kiếp. Kẻ có sự ưa thích phe nhóm, trú ở phi pháp, bị tiêu hoại sự an toàn đối với các trói buộc, sau khi chia rẽ hội chúng hợp nhất bị nung nấu ở địa ngục trọn kiếp.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 9. KINH HỢP NHẤT HỘI CHÚNG

[19]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, có một pháp, trong khi sanh lên ở thế gian, sanh lên đem lại sự lợi ích cho nhiều ngưi, đem lại sự an lạc cho nhiều ngưi, đem lại sự tấn hóa, đem lại sự lợi ích, đem lại sự an lạc cho nhiều ngưi, cho chư Thiên và nhân loại. Một pháp nào? Sự hợp nhất hội chúng. Này các tỳ khưu, hơn nữa khi hội chúng có sự hợp nhất, chẳng những không có sự xung đột lẫn nhau, mà còn không có sự mắng nhiếc lẫn nhau, không có sự ngăn cách lẫn nhau, không có sự tẩy chay lẫn nhau. Tại nơi ấy, những ngưi chưa có đức tin chẳng những có niềm tin, mà còn có sự làm tăng thêm niềm tin của những ngưi đã có đức tin.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.An lạc thay sự hợp nhất của hội chúng, và sự tán đồng với những ai sống hợp nhất. Vị thích thú với sự hợp nhất, trú ở Pháp, không bị tiêu hoại sự an toàn đối với các trói buộc, sau khi đã làm cho hội chúng có sự hợp nhất, đưc vui hưởng ở cõi Trời trọn kiếp.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

1. 2. 10. KINH NGƯỜI XẤU XA

[20]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu,  đây sau khi biết được tâm bằng tâm Ta nhận biết về một ngưi nào đó có tâm xấu xa rằng: Vào lúc này, người này có thể từ trần, bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là b đưa đy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì tâm của người này xấu xa. Này các tỳ khưu, hơn nữa do nhân xấu xa ở tâm, ở đây một số chúng sinh do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, b sanh vào đọa xứ, cõi khổ, nơi trừng phạt, địa ngục.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Sau khi biết đưc ngưi nào đó  đây có tâm xu xa, đức Phật đã giải thích ý nghĩa này trong sự hiện diện của các vị tỳ khưu.

3.Và vào lúc này người này có thể từ trần, có thể sanh vào địa ngục bởi vì tâm của người này xấu xa.

4.Giống như là đưc đưa đi, người này có thể rơi xung tương t y như vậy, theo cách thức như thế. Bởi vì do nhân xấu xa ở tâm, các chúng sinh đi đến cõi khổ.

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

Phẩm thứ nhì.

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Si mê, giận dữ, rồi gièm pha, vô minh, tham ái, hai bài Kinh về hữu học, chia rẽ, hợp nhất, và người (xấu xa), đã nói là phẩm, được gọi là thứ nhì.

--ooOoo--



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada