2. 1. 1. KINH TỲ KHƯU - THỨ NHẤT

[28]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi. Với hai pháp nào? Cửa vào các giác quan không được canh phòng và không biết chừng mực về vật thực. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống khổ sở, có sự buồn phiền, thất vọng, bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, khổ cảnh là điều chờ đợi.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, ở đây các giác quan này của vị tỳ khưu nào là không được canh phòng, ...

3.... vị không biết chừng mực về vật thực, không thu thúc ở các giác quan, vị ấy đi đến khổ đau, kh đau ở thân, khổ đau ở tâm.

4.Với thân đang b đốt nóng, với tâm đang b đốt nóng, vị như thế ấy sống khổ sở, dầu cho là ngày hay đêm.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 2. KINH TỲ KHƯU - THỨ NHÌ

[29]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống an lạc, không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cnh là điều chờ đợi. Với hai pháp nào? Cửa vào các giác quan được canh phòng và biết chừng mực về vật thực. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tựu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống không có buồn phiền, không có thất vọng, không có bực bội, do sự hoại rã của thân, do sự chết đi, nhàn cnh là điều chờ đợi.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý, ở đây các giác quan này của vị tỳ khưu nào là khéo được canh phòng, ...

3.... vị biết chừng mực về vật thực, và thu thúc ở các giác quan, vị ấy đi đến an lạc, an lạc ở thân, an lạc ở tâm.

4.Với thân không bị đốt nóng, với tâm không bị đốt nóng, vị như thế ấy sống an lạc, dầu cho là ngày hay đêm.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 3. KINH LÀM CHO BỨT RỨT

[30]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, có hai pháp làm cho bứt rứt. Hai pháp nào? Này các tỳ khưu,  đây có ngưi đã không làm việc tốt, đã không làm việc thiện, đã không che chở cho kẻ bị sợ hãi, đã làm điu ác, đã làm việc tàn bạo, đã làm việc sái quấy. Người ấy bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã không làm việc tốt,’ bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã làm điều ác.’ Này các tỳ khưu, hai pháp này làm cho bứt rứt.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Sau khi làm uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi làm uế hạnh do ý và điu nào khác liên quan đến tội lỗi, ...

3.... sau khi không làm hành động thiện, sau khi làm nhiều việc bất thiện, do sự hoại rã của thân, kẻ thiếu trí tuệ ấy sanh vào địa ngục.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 4. KINH KHÔNG LÀM CHO BỨT RỨT  

[31]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, có hai pháp không làm cho bứt rứt. Hai pháp nào? Này các tỳ khưu,  đây có ngưi đã làm việc tốt, đã làm việc thiện, đã che chở cho kẻ bị sợ hãi, đã không làm điu ác, đã không làm việc tàn bạo, đã không làm việc sái quấy. Người ấy không bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã làm việc tốt,’ không bị bứt rứt (nghĩ rằng): ‘Ta đã không làm điều ác.’ Này các tỳ khưu, hai pháp này không làm cho bứt rứt.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Sau khi từ bỏ uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi từ bỏ uế hạnh do ý và điu nào khác liên quan đến tội lỗi, ...

3.... sau khi không làm hành động bất thiện, sau khi làm nhiều việc thiện, do sự hoại rã của thân, người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 5. KINH GIỚI ÁC XẤU

[32]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là b đưa đẩy. Với hai pháp nào? Giới ác xấu và kiến ác xấu. Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp này bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là b đưa đẩy.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Với giới ác xấu và với kiến ác xấu,

người nào thành tựu hai pháp này,

do sự hoại rã của thân, kẻ thiếu trí tuệ ấy sanh vào địa ngục.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 6. KINH GIỚI HIỀN THIỆN

[33]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp được sanh vào ở cõi Trời như vậy, giống như là b đưa đẩy. Với hai pháp nào? Giới hiền thiện và kiến hiền thiện. Này các tỳ khưu, người thành tựu hai pháp này bị rơi xuống ở địa ngục như vậy, giống như là b đưa đẩy.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Với giới hiền thiện và với kiến hiền thiện,

người nào thành tựu hai pháp này,

do sự hoại rã của thân, người có trí tuệ ấy sanh vào cõi Trời.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 7. KINH KHÔNG CÓ NHIỆT TÂM

[34]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi không có khả năng về việc giác ngộ, không có khả năng về Niết Bàn, không có khả năng về việc chứng đắc sự an toàn vô thưng đối với các trói buộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi có khả năng về việc giác ngộ, có khả năng về Niết Bàn, có khả năng về việc chứng đắc sự an toàn vô thưng đối với các trói buộc.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Người không có nhiệt tâm, không có ghê sợ tội lỗi, biếng nhác, có sự tinh tấn thấp kém, nhiều dã dượi buồn ngủ, người vô liêm sỉ, không có sự tôn trọng, vị tỳ khưu như thế ấy không có khả năng chm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng.

3.Và người có niệm, chín chắn, có thiền, có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, và không xao lãng, sau khi cắt đứt sự trói buộc với sanh và lão có thể chạm đến phẩm vị giác ngộ tối thượng ngay tại nơi đây.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 8. KINH DỐI GẠT NGƯỜI - THỨ NHẤT

[35]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, Phạm hạnh này được thực hành không nhằm mục đích dối gạt dân chúng, không nhằm mục đích phỉnh phờ dân chúng, không nhằm mục đích các quả báu về lợi lộc, tôn vinh, tiếng tăm, không vì (ý nghĩ): ‘Mong rằng dân chúng biết đến ta.’ Này các tỳ khưu, thật ra Phạm hạnh này được thực hành nhằm mục đích thu thúc và nhằm mục đích dứt bỏ.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Đức Thế Tôn ấy đã thuyết giảng về Phạm hạnh, có sự tiêu diệt các điều bất hạnh, nhằm mục đích thu thúc, nhằm mục đích dứt bỏ, đưa đến việc thể nhập Niết Bàn.

3.Đạo lộ này được các bậc đi nhân, được các bậc đại ẩn sĩ theo đuổi. Những ai thực hành đạo lộ theo như đức Phật đã thuyết giảng, có sự thực hành theo lời giáo huấn của bậc Đo Sư, sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 9. KINH DỐI GẠT NGƯỜI - THỨ NHÌ

[36]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, Phạm hạnh này được thực hành không nhằm mục đích dối gạt dân chúng, không nhằm mục đích phỉnh phờ dân chúng, không nhằm mục đích các quả báu về lợi lộc, tôn vinh, tiếng tăm, không vì (ý nghĩ): ‘Mong rằng dân chúng biết đến ta.’ Này các tỳ khưu, thật ra Phạm hạnh này được thực hành nhằm mục đích biết rõ và nhằm mục đích biết toàn diện.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Đức Thế Tôn ấy đã thuyết giảng về Phạm hạnh, có sự tiêu diệt các điều bất hạnh, nhằm mục đích thu thúc, nhằm mục đích dứt bỏ, đưa đến việc thể nhập Niết Bàn.

3.Đạo lộ này được các bậc đi nhân, được các bậc đại ẩn sĩ theo đuổi. Những ai thực hành đạo lộ theo như đức Phật đã thuyết giảng, có sự thực hành theo lời giáo huấn của bậc Đo Sư, sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

2. 1. 10. KINH TÂM HỶ

[37]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tu hai pháp, ngay trong đời hiện tại sống có nhiều an lạc và tâm hỷ, và động lực của vị này được khởi sự nhằm diệt trừ các lậu hoặc. Với hai pháp nào? Với sự chấn động ở các trường hợp đáng bị chấn động và với sự nỗ lực đúng đường lối khi đã bị chấn động. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu thành tu hai pháp này, ngay trong đời hiện tại sống có nhiều an lạc và tâm hỷ, và động lực của vị này được khởi sự nhằm diệt trừ các lậu hoặc.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Và bậc sáng suốt bị chấn động ở các trường hợp đáng bị chấn động. Vị tỳ khưu có nhiệt tâm, chín chắn, nên quán xét đúng đắn bằng trí tuệ.

3.Vị có sự an trú như vậy, có nhiệt tâm, có hành vi an tịnh, không kiêu căng, được gắn bó với sự vắng lặng của tâm, có thể đt được sự diệt trừ khổ.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

Phẩm thứ nhất.

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Và hai vị tỳ khưu, làm cho bứt rứt, không làm cho bứt rứt, hai khác nữa, không có nhiệt tâm, và hai về dối gạt, với thiện tâm; chúng là mười.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada