[112]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, thế giới đã đưc đc Như Lai hoàn toàn thấu hiểu. Đc Như Lai đã không còn bị gắn bó với thế giới. Này các tỳ khưu, nhân sanh khởi của thế giới đã đưc đc Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, nhân sanh khởi của thế giới đã đưc đc Như Lai dứt bỏ. Này các tỳ khưu, sự diệt tận của thế giới đã đưc đc Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự diệt tận của thế giới đã đưc đc Như Lai chứng ngộ. Này các tỳ khưu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã đưc đc Như Lai hoàn toàn thấu hiểu, sự thực hành đưa đến sự diệt tận của thế giới đã đưc đc Như Lai tu tập.

Này các tỳ khưu, điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm ý của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, bởi vì điều ấy đã được đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’

Và này các tỳ khưu, vào đêm đức Như Lai hoàn toàn thấu hiểu quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng, và vào đêm Ngài Vô Dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, điều mà Ngài thuyết giảng, nói ra, chỉ dạy trong khoảng thời gian này, tất cả điều ấy đều là như thế, không sai khác; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’

Này các tỳ khưu, đức Như Lai nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy. Như vậy, nói như thế nào làm như thế ấy, làm như thế nào nói như thế ấy; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’

Này các tỳ khưu, ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, đức Như Lai là đấng chiến thắng, bậc không bị chế ngự, bậc nhìn thấy tất cả, bậc vận hành quyền lực; vì thế được gọi là ‘Như Lai.’”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Sau khi biết rõ tất cả thế giới, (biết rõ) đúng theo thực thể về tất cả thế giới, không còn bị gắn bó với tất cả thế giới, không có sự dính líu ở tất cả thế giới.

3.Đấng Chiến Thắng, bậc sáng trí, có sự giải thoát tất cả trói buộc, vị này đã chạm đến sự an tịnh tối thượng, Niết Bàn, không có sự sợ hãi từ bất cứ đâu.

4.Vị này có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã được giác ngộ, không bị khổ sở, sự nghi ngờ đã được cắt đt, đã đạt đến sự diệt trừ tất cả các nghiệp, đã được giải thoát ở sự tiêu diệt của các mầm tái sanh.

5.Vị này đây là đức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ, vị này là loài sư t vô thưng, đã chuyển vận bánh xe (Pháp) cao thượng của thế gian luôn cả chư Thiên.

6.Như thế, chư Thiên và nhân loại, những ngưi nào đi đến nương nh đức Phật, sau khi tụ hội lại, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin.

7.Vị đã được rèn luyện, bậc tối thượng trong số những ngưi đang rèn luyện; vị an tịnh, bậc ẩn sĩ trong số những ngưi đang tu tập sự an tịnh; vị đã được thoát ra, bậc tối cao trong số những ngưi đang tự thoát ra; vị đã vượt qua, bậc cao quý trong số những ngưi đang t vượt qua.

8.Chính vì như thế, họ lễ bái Ngài, bậc vĩ đại, có sự tự tin. Ở thế gian luôn cả chư Thiên, không có kẻ nào sánh bằng Ngài.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.

Nhóm Bốn Pháp được chấm dứt.

*****



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada