[111]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, các ngươi hãy sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu. Các ngươi hãy sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học.

Này các tỳ khưu, trong khi sống với giới được thành tựu, với giới bổn Pātimokkha được thành tựu, trong khi sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, trong khi thọ trì và thực hành trong các điều học, này các tỳ khưu, có việc gì hơn nữa cần phải làm?

Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang bước đi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang bước đi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’

 Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang đứng có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang đứng vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’

Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang ngồi có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang ngồi vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’

Này các tỳ khưu, nếu vị tỳ khưu ngay trong lúc đang nằm có tham đắm được xa lìa, oán hận được xa lìa, dã dượi buồn ngủ được xa lìa, phóng dật và hối hận được xa lìa, hoài nghi được dứt bỏ, tinh tấn được ra sức không sút giảm, niệm được thiết lập không bị lơ là, thân được khinh an không bị kích động, tâm được định tĩnh chuyên nhất, này các tỳ khưu, ngay trong lúc đang nằm vị tỳ khưu có trạng thái như vậy được gọi là ‘có nhiệt tâm, có ghê sợ tội lỗi, thường xuyên liên tục có sự ra sức tinh tấn, có bản tánh cương quyết.’”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Vị tỳ khưu trong khi ra sc, nên bưc đi; trong khi ra sc, nên đứng; trong khi ra sức, nên ngồi; trong khi ra sức, nên nằm; trong khi ra sức, nên co (tay chân) lại; trong khi ra sức việc ấy, nên duỗi (tay chân) ra.

3.Ở phía trên, ở bề ngang, ở bên dưi, cho đến phạm vi của thế giới, là ngưi quán sát đúng đắn sự sanh và diệt của các pháp, của các uẩn.

4.Vị có sự an trú như vậy, có sự nhiệt tâm, có hành vi an tịnh, không kiêu hãnh, có sự đúng đắn trong sự vắng lặng của tâm, đang học tập, luôn luôn có niệm, người ta gọi vị tỳ khưu thuộc hạng như thế là ‘vị thường xuyên có bản tánh cương quyết.’

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada