[97]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng.’

Và này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu là vị có giới, sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, được thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có giới tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp là thế ấy.

Và có pháp tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu sống gắn liền với sự tu tập bảy pháp góp phần vào việc giác ngộ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có pháp tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp là thế ấy.

Và có tuệ tốt đẹp nghĩa là thế nào? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu với sự diệt trừ các lậu hoặc, không còn lậu hoặc, ngay trong kiếp hiện tại, nhờ vào thắng trí của mình, chứng ngộ, đạt đến, và an trú vào sự giải thoát của tâm, sự giải thoát của tuệ. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu có tuệ tốt đẹp nghĩa là như vậy. Có giới tốt đẹp, có pháp tốt đẹp, có tuệ tốt đẹp ở Pháp và Luật này được gọi là ‘vị toàn hảo, đã được hoàn mãn, con người tối thượng’ là thế ấy.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Đối với vị nào không có việc đã làm sái quấy về thân, về khẩu, về ý, thật vậy, ngưi ta đã gọi vị tỳ khưu có liêm sỉ ấy là ‘vị có giới tốt đẹp.

3.Đối với vị nào bảy pháp dẫn đến sự giác ngộ khéo được tu tập, thật vậy, ngưi ta đã gọi vị tỳ khưu không tự cao ấy là ‘vị có pháp tốt đẹp.’

4.Đối với vị nào nhận biết sự diệt trừ khổ của bản thân ngay tại chỗ này, ngưi ta đã gọi vị tỳ khưu không còn lậu hoặc ấy là ‘vị có tuệ tốt đẹp.’

5.Ngưi ta đã gọi vị thành tựu những pháp ấy, không phiền muộn, có hoài nghi đã được chặt đứt, không bị lệ thuộc đối với tất cả thế gian là vị đã dứt bỏ tất cả.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada