[92]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu có thể nắm lấy chéo y hai lớp rồi theo sát phía sau, trong khi đặt xuống bàn chân theo từng vết bàn chân. Và vị ấy bị tham đắm, có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi. Khi ấy, vị ấy vẫn xa cách Ta, và Ta xa cách vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy không nhìn thấy pháp, trong khi không nhìn thấy pháp thì không nhìn thấy Ta.

Này các tỳ khưu, cho dầu vị tỳ khưu ấy có thể sống xa một trăm do-tuần, và vị ấy không bị tham đắm, không có sự luyến ái sắc nét ở các dục, có tâm không bị sái quấy, có ý suy tư không bị tồi bại, có niệm được thiết lập, có sự nhận biết rõ, được định tĩnh, có tâm được chuyên nhất, có giác quan đã được thu thúc. Khi ấy, vị ấy rất gần Ta, và Ta rất gần vị ấy. Điều ấy có nguyên nhân là gì? Này các tỳ khưu, bởi vì vị tỳ khưu ấy nhìn thấy pháp, trong khi nhìn thấy pháp thì nhìn thấy Ta.”

 Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Cho dầu theo sát, nhưng có ước muốn lớn lao và có sự buồn phiền, kẻ đeo đuổi dục vọng đối với người không dục vọng, kẻ chưa diệt tắt đối với ngưi đã diệt tắt, kẻ thèm khát đối với ngưi đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem xa cách đến chừng nào.

3.Và sau khi biết rõ pháp, sau khi hiểu được pháp, bậc sáng suốt ấy không còn dục vọng, được yên lặng, tựa như h nưc khi đứng gió.

4.Vị không dục vọng ấy đối với người không dục vọng, đã diệt tắt đối với ngưi đã diệt tắt, không thèm khát đối với ngưi đã lìa sự thèm khát, ngươi hãy nhìn xem gần gũi đến chừng nào.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada