[91]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, việc này là tận cùng trong các việc nuôi mạng, tức là sự khất thực. Này các tỳ khưu, có lời nguyền rủa này ở thế gian: ‘Ông là kẻ khất thực, đi lang thang, tay cầm bình bát.’ Và này các tỳ khưu, nhng ngưi con trai gia đình danh giá, những người sống cho tự ngã, tùy thuận tác động của tự ngã đi đến với việc khất thực ấy, chẳng phải bị thúc ép bởi vua, chẳng phải bị thúc ép bởi quân cướp, không vì có nợ nần, không vì có sợ hãi, không phải do tác động bởi sự nuôi mạng. Nhưng (vì nghĩ rằng): ‘Chúng tôi bị sa đọa bởi sự sanh, sự già, sự chết, các sự sầu bi khổ ưu não, bị chất chồng bởi khổ, bị quấy nhiễu bởi khổ, mong sao việc làm chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này có thể được nhận biết.’

Và này các tỳ khưu, được xuất gia như vậy, người con trai gia đình danh giá này bị tham đắm trong các dục, có sự luyến ái sắc bén, có tâm bị sái quấy, có ý suy tư bị tồi bại, có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ, không định tĩnh, có tâm bị tán loạn, có giác quan bị buông lơi.

Này các tỳ khưu, cũng giống như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết bị đốt cháy ở hai đầu, bị lấm phân ở khoảng giữa, không sử dụng được vì mục đích củi đốt không chỉ ở làng mà luôn cả ở rừng, này các tỳ khưu, Ta nói về người này với ví dụ như thế, người này đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia nhưng không làm đầy đủ mục đích của hạnh Sa-môn.”

 Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Kẻ đã buông bỏ các sự hưởng thụ tại gia và có phần yếu kém về mục đích của hạnh Sa-môn, trong khi đang bị hủy hoại, kẻ ấy buông lung, rồi bị tiêu hoại như thanh gỗ ở lò thiêu xác chết.

3.Có nhiều kẻ, cổ quấn y casa, (hành) theo pháp ác, không tự chế ngự, những kẻ xấu xa ấy, do các nghiệp ác, bị sanh vào địa ngục.

4.Hòn sắt cháy rực tựa như ngọn lửa đưc ăn vào là tt hơn so với kẻ có giới tồi, không tự chế ngự, ăn đ ăn khất thực của xứ sở.”[1]

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada