[88]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, ba cái này là các vết nhơ ở bên trong, các kẻ thù ở bên trong, các đối thủ ở bên trong, các sát thủ ở bên trong, các kẻ nghịch ở bên trong. Ba cái gì?

Này các tỳ khưu, tham là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong. Này các tỳ khưu, sân là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong. Này các tỳ khưu, si là vết nhơ ở bên trong, kẻ thù ở bên trong, đối thủ ở bên trong, sát thủ ở bên trong, kẻ nghịch ở bên trong.

Này các tỳ khưu, ba cái này là các vết nhơ ở bên trong, các kẻ thù ở bên trong, các đối thủ ở bên trong, các sát thủ ở bên trong, các kẻ nghịch ở bên trong.”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Tham là sự sanh ra điều bất lợi, tham là sự kích động của tâm. Ngưi đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.

3.Người bị khởi tham không biết được sự lợi ích, người bị khởi tham không nhìn thấy lý lẽ. Tham ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.

4.Và người nào sau khi dứt bỏ tham và không bị khởi tham ở vật gợi tham, tham được dứt bỏ khỏi người ấy, tựa như git nước lìa khỏi lá sen.

5.Sân là sự sanh ra điều bất lợi, sân là sự kích động của tâm. Ngưi đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.

6.Người bị nóng giận không biết được sự lợi ích, người bị nóng giận không nhìn thấy lý lẽ. Sự nóng giận ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.

7.Và người nào sau khi dứt bỏ sân và không bị khởi sân ở vật gợi sân, sân được dứt bỏ khỏi người ấy, tựa như trái cây tālā lìa khỏi cuống.

8.Si là sự sanh ra điều bất lợi, si là sự kích động của tâm. Ngưi đời không thấu hiểu sự nguy hiểm ấy đã được sanh ra từ bên trong.

9.Người bị si mê không biết được sự lợi ích, người bị si mê không nhìn thấy lý lẽ. Si ngự trị người nào, khi ấy người bị mù quáng tối tăm.

10.Và người nào sau khi dứt bỏ si và không bị khởi si ở vật gợi si, vị ấy tiêu diệt tất cả si mê, tựa như mặt trời đang mọc tiêu diệt sự tối tăm.”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada