[87]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:
1.“Này các tỳ khưu, ba suy tầm bất thiện này là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Ba suy tầm nào?
Này các tỳ khưu, sự suy tầm về (ngũ) dục là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về oán hận là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về hãm hại là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm bất thiện này là sự tạo ra tăm tối, sự không tạo thành mắt, sự tạo ra vô trí, sự diệt tận tuệ, đem đến sự buồn phiền, không vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm thiện này là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Ba suy tầm nào?
Này các tỳ khưu, sự suy tầm về xuất ly là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về không oán hận là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn. Này các tỳ khưu, sự suy tầm về không hãm hại là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, ba suy tầm thiện này là sự không tạo ra tăm tối, sự tạo thành mắt, sự tạo ra trí, sự tăng trưởng tuệ, không đem đến sự buồn phiền, vận hành đến Niết Bàn.”
Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:
2.“Hãy suy tầm ba suy tầm thiện, hơn nữa nên loại trừ ba (suy tầm) bất thiện. Vị ấy, thật vậy, làm yên lặng các suy tầm đã được nghĩ đến, tựa như cơn mưa làm yên lặng bụi bặm đã được gom lại. Vị ấy, thật vậy, với tâm được yên lặng các suy tầm, ngay tại nơi đây vị ấy đã chứng đạt vị thế an tịnh.”
Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada