[83]. Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy:

1.“Này các tỳ khưu, khi vị Thiên nhân có hiện tượng lìa đời khỏi tập thể chư Thiên, có năm dấu hiệu báo trước xuất hiện cho vị ấy: các tràng hoa bị héo úa, các y phục bị ô uế, mồ hôi xuất ra từ hai nách, màu sắc xấu hiện ra ở cơ thể, vị Thiên nhân không thích thú ở chỗ ngồi chư Thiên của mình.

Này các tỳ khưu, sau khi biết về vị ấy rằng: ‘Vị Thiên tử này có hiện tượng lìa đời,’ chư Thiên làm cho vị ấy tùy hỷ bằng ba lời nói: ‘Thưa ngài, từ đây hãy đi đến nhàn cảnh. Sau khi đi đến nhàn cảnh, hãy nhận lãnh phần được nhận tốt đẹp. Sau khi nhận lãnh phần được nhận tốt đẹp, ngài hãy khéo được thiết lập.’

Khi được nói như vậy, một vị tỳ khưu nọ đã nói với đức Thế Tôn điều này: ‘Bạch Ngài, điều mà chư Thiên gọi là đi đến nhàn cảnh là gì? Và bạch Ngài, điều mà chư Thiên gọi là phần được nhận tốt đẹp là gì? Bạch Ngài, hơn nữa điều mà chư Thiên gọi là khéo được thiết lập là gì?’

‘Này tỳ khưu, điều mà chư Thiên gọi là đi đến nhàn cảnh là trạng thái con người, trong khi đang có bản thể loài người thì đạt được niềm tin ở Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này các tỳ khưu, điều này gọi là phần được nhận tốt đẹp. Thêm nữa, niềm tin ấy của vị này được xác định, được mọc rễ, được thiết lập, là vững chắc, không bị lấy đi bởi vị Sa- môn, bởi vị Bà-la- môn, bởi Thiên nhân, bởi Ma Vương, bởi Phạm Thiên, hoặc bởi bất cứ ai ở thế gian. Này các tỳ khưu, điều này chư Thiên gọi là khéo được thiết lập.’”

Đức Thế Tôn đã nói ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói như vầy:

2.Khi vị Thiên nhân lìa đời khỏi tập thể chư Thiên do hết tuổi thọ, có ba âm thanh phát ra của chư Thiên đang tùy hỷ rằng:

3.Thưa ngài, t đây hãy đi đến nhàn cảnh, có sự sống chung với loài người. Với bản thể loài người, hãy đt được niềm tin vô thượng ở Diệu Pháp.

4.Niềm tin ấy của ngài nên đưc xác đnh, được mọc rễ, được thiết lập ở Diệu Pháp khéo được công bố cho đến trọn đời không bị lấy đi.

5.Sau khi từ bỏ uế hạnh do thân và các uế hạnh do khẩu, sau khi từ bỏ uế hạnh do ý và điu nào khác liên quan đến tội lỗi, ...

6.... sau khi làm việc thiện bằng thân, nhiều việc thiện bằng khẩu, sau khi làm vô lượng việc thiện không mầm tái sanh bằng ý, ...

7.... kế đó, sau khi làm nhiều việc phưc đưa đi tái sanh ấy bằng việc bố thí, hãy tạo điều kiện cho những người khác cũng trú vào Diệu Pháp, vào Phạm hạnh.’

8.Với lòng thương tưng này, chư Thiên khi biết được một vị Thiên nhân đang lìa đời thì tùy hỷ rằng: ‘Này Thiên nhân, hãy trở lại, lần này lần khác.’”

Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada