1.Hai mươi câu kệ ở phẩm Song Đi, mười hai ở phẩm Không Xao Lãng, mười một ở phẩm Tâm, mười sáu ở phẩm Bông Hoa.

2.Và mười sáu câu kệ ở phẩm Kẻ Ngu, mười bốn ở phẩm Sáng Suốt, mười câu kệ ở phẩm A-La-Hán, mười sáu là ở phẩm Một Ngàn.

3.ời ba ở phẩm Ác, và mười bảy ở phẩm Hình Phạt, mười một ở phẩm Già, mười là ở phẩm Tự Ngã.

4.ời hai ở phẩm Thế Gian, và mười tám là ở phẩm Đức Phật, mười hai câu kệ là ở phẩm An Lạc, và phẩm Yêu Thích.

5.ời bốn ở phẩm Giận Dữ, hai mươi mốt ở phẩm Vết Nhơ, và mười bảy ở phẩm Công Minh, và tương t y như thế ở phẩm Đạo Lộ.

6.ời sáu câu kệ ở phẩm Linh Tinh, mười bốn ở phẩm Địa Ngục, và ở phẩm Voi, hai mươi sáu ở phẩm Tham Ái, hai mươi ba thuộc phẩm Tỳ Khưu.

7.Bốn mươi mốt câu kệ ở phẩm Bà-La-Môn, phẩm hay nhất. Thêm điều này nữa, bốn trăm hai mươi ba câu k đã được thuyết giảng bởi vị Thân Quyến của Mặt Trời ở tậpDhammapada - Pháp Cú.

PHÁP CÚ ĐƯỢC CHẤM DỨT.

[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).

[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ seti là viharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).

[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).

[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).

[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).

[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).

[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).

[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada