[197] 1. Thật vậy, chúng ta sống vô cùng an lạc, không thù hận giữa những người thù hận. Giữa những người thù hận, chúng ta hãy sống không thù hận.
[198] 2. Thật vậy, chúng ta sống vô cùng an lạc, không bệnh[3] giữa những người bệnh. Giữa những người bệnh, chúng ta hãy sống không bệnh.
[199] 3. Thật vậy, chúng ta sống vô cùng an lạc, không khao khát giữa những người khao khát. Giữa những người khao khát, chúng ta hãy sống không khao khát.
[200] 4. Thật vậy, chúng ta sống vô cùng an lạc, không có vật gì thuộc về chúng ta. Chúng ta sẽ là những người có sự nuôi dưỡng bằng pháp hỷ, giống như chư Thiên ở cõi Quang Âm.
[201] 5. Chiến thắng làm nảy sanh thù hận. Kẻ bị chiến bại ngủ một cách khổ sở. Người an tịnh, ngủ một cách an lạc, sau khi đã từ bỏ thắng và bại.
[202] 6. Không có lửa nào sánh bằng tham, không có tội nào sánh bằng sân, không có khổ nào sánh bằng các uẩn, không có lạc nào vượt trội Niết Bàn.
[203] 7. Đói là bệnh tối thượng, các hành là khổ tối thượng. Sau khi biết được điều ấy đúng theo bản thể, Niết Bàn là an lạc tối thượng.
[204] 8. Không bệnh là lợi ích tối thượng, tự biết đủ là tài sản tối thượng, sự tự tin là thân quyến tối thượng, Niết Bàn là an lạc tối thượng.
[205] 9. Sau khi đã uống hương vị của sự ẩn cư và hương vị của sự an tịnh, người uống hương vị hoan hỷ của Giáo Pháp trở nên không còn buồn bực, không còn ác xấu.
[206] 10. Việc nhìn thấy các bậc Thánh là tốt lành, việc sống chung (với các bậc Thánh) thì luôn luôn an lạc, do việc không gặp gỡ những kẻ ngu, có thể có được sự an lạc thường xuyên.
[207] 11. Người có sự sinh hoạt gần gũi với kẻ ngu sầu muộn thời gian lâu dài. Sự cộng trú với những kẻ ngu là khổ sở, ví như sống với kẻ thù vào mọi lúc. Còn sự sống chung với người sáng trí là an lạc, như là sự gặp gỡ với những người thân.
[208] 12. Chính vì thế, các ngươi nên giao thiệp với người ấy, vị như thế ấy, bậc chân nhân, khôn ngoan, sáng trí, có trí tuệ, nghe nhiều, giới được kiên trì, đầy đủ phận sự, thánh thiện, ví như mặt trăng liên kết với hành trình của các ngôi sao.
Phẩm An Lạc là thứ mười lăm.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada