[167] 1. Không nên thân cận với pháp thấp kém (ngũ dục). Không nên sống với sự xao lãng. Không nên thân cận với tà kiến. Không nên bận rộn với thế gian.
[168] 2. Nên nỗ lực, không nên xao lãng. Nên thực hành pháp một cách tốt đẹp. Người có sự thực hành pháp sống [2] an lạc trong đời này và trong đời sau.
[169] 3. Nên thực hành pháp một cách tốt đẹp, không nên thực hành việc ấy một cách sai trái. Người có sự thực hành pháp sống an lạc trong đời này và trong đời sau.
[170] 4. Nên xem (thế gian) như bọt nước, nên xem (thế gian) như ảo ảnh, Thần Chết không nhìn thấy người đang quan sát thế gian như vậy.
[171] 5. Hãy đến, hãy xem thế gian này đã được tô điểm tương tự như cỗ xe của đức vua, những kẻ ngu chìm đắm ở nơi ấy, không có sự dính líu đối với những người đang nhận thức (như thế).
[172] 6. Và người nào trước đây xao lãng, về sau người ấy không xao lãng, người ấy chiếu sáng thế gian này, ví như mặt trăng được ra khỏi đám mây.
[173] 7. Nghiệp ác đã làm của người nào được đóng lại bởi việc thiện, người ấy chiếu sáng thế gian này, ví như mặt trăng được ra khỏi đám mây.
[174] 8. Thế gian này là mù quáng, ở đây số ít nhìn thấy rõ. Ví như (số lượng) con chim được thoát khỏi tấm lưới, ít người đi đến cõi trời.
[175] 9. Các con thiên nga di chuyển theo đường đi của mặt trời. Những người đi ở không gian nhờ vào thần thông. Các bậc sáng trí lìa khỏi thế gian sau khi chiến thắng Ma Vương cùng với đám quân binh.
[176] 10. Đối với người đã vượt qua một pháp (chân thật), có lời nói dối trá, đã không quan tâm đến đời sau, không có việc ác nào là sẽ không làm.
[177] 11. Đương nhiên, những kẻ keo kiệt không đi đến Thiên giới. Đúng vậy, những kẻ ngu không khen ngợi việc bố thí. Và người sáng trí, trong khi tùy hỷ việc bố thí, do chính việc ấy vị ấy có được sự an vui ở đời sau.
[178] 12. Quả vị Nhập Lưu là cao quý so với vương quyền độc nhất ở trái đất, hoặc việc đi đến cõi trời, hoặc quyền chúa tể của toàn thể thế gian.
Phẩm Thế Gian là thứ mười ba.
[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).
[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ seti là viharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).
[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).
[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).
[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).
[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).
[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).
[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada