[157] 1. Nếu biết bản thân là đáng yêu thì nên bảo vệ nó một cách cẩn thận. Người sáng suốt nên cảnh tỉnh (bản thân) vào một trong ba thời.[1]
[158] 2. Trước tiên nên huân tập chính bản thân ở việc đúng đắn, rồi mới nên chỉ dạy người khác, (như thế) người sáng suốt không thể bị ô nhiễm.
[159] 3. Nếu chỉ dạy người khác như thế nào thì nên thực hành đối với bản thân như vậy. Đúng vậy, người đã khéo được rèn luyện thì có thể rèn luyện (kẻ khác), bởi vì bản thân quả là khó rèn luyện.
[160] 4. Chính ta là người bảo hộ cho ta, còn người nào khác nữa có thể là người bảo hộ (cho ta)? Khi chính ta đã khéo được rèn luyện, thì đạt được người bảo hộ là việc khó mà đạt được.
[161] 5. Việc ác đã do chính ta làm, đã do ta gây ra, có nguồn sanh khởi từ nơi ta. Việc ác nghiền nát kẻ kém trí tuệ, ví như kim cương nghiền nát viên ngọc ma-ni làm bằng đá.
[162] 6. Ví như dây leo māluva trùm lên cây sālā, người có giới tồi tệ quá mức tạo ra cho bản thân điều mà kẻ thù mong muốn gây ra cho người ấy.
[163] 7. Những việc không tốt đẹp và không có lợi ích cho bản thân là những việc dễ làm. Đúng vậy, việc gì có lợi ích và tốt đẹp, việc ấy hiển nhiên là việc vô cùng khó làm.
[164] 8. Kẻ nào kém trí tuệ, nương tựa ác tà kiến, khinh miệt lời giảng dạy của các bậc A-la-hán, của các vị Thánh Nhân có đời sống đúng đắn, (kẻ ấy) gây nên hậu quả đưa đến sự tiêu hoại cho bản thân, ví như các trái của cây tre (khi trổ hoa kết trái thì hại chết cây tre).
[165] 9. Việc ác đã được làm bởi chính bản thân, trở thành ô nhiễm bởi bản thân. Việc ác đã không được làm bởi bản thân, trở thành trong sạch bởi chính bản thân. Trong sạch (hay) không trong sạch tùy thuộc vào bản thân, không ai có thể làm cho người khác trở thành trong sạch.
[166] 10. Không nên buông bỏ lợi ích của bản thân vì lợi ích của kẻ khác cho dầu là lớn lao. Sau khi biết rõ lợi ích của bản thân, nên quan tâm đến lợi ích của mình.
Phẩm Tự Ngã là thứ mười hai.
[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).
[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ seti là viharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).
[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).
[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).
[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).
[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).
[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).
[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada