[76] 1. Nên nhận biết người thông minh, có sự nhìn thấy được lỗi lầm, có lời nói khiển trách, như là người chỉ ra những của cải chôn giấu (cho mình); nên giao thiệp với người sáng suốt như thế ấy. Đối với người giao thiệp với vị như thế ấy, thì trở nên tốt hơn, không có xấu hơn.

[77] 2. Người (nào) có thể giáo giới, có thể chỉ dạy, có thể ngăn chặn điều không tốt lành, thật vậy đối với những người tốt thì người ấy được yêu mến, đối với những người xấu thì không được yêu mến.

[78] 3. Không nên giao thiệp với những bạn xấu, không nên giao thiệp với những người đê tiện. Nên giao thiệp với những người bạn lành, nên giao thiệp với những người cao thượng.

[79] 4. Người có sự hoan hỷ trong Giáo Pháp ngủ một cách an lạc với tâm ý thanh tịnh. Người sáng suốt luôn luôn hứng thú trong Giáo Pháp đã được các bậc Thánh tuyên thuyết.

[80] 5. Thật vậy, những người đào kênh dẫn nước, những thợ làm tên uốn nắn cây tên, những người thợ mộc tạo dáng thanh gỗ, những người sáng suốt rèn luyện bản thân.

[81] 6. Giống như tảng đá rắn chắc không bị lay động bởi gió, tương tự như thế các bậc sáng suốt không dao động ở các sự chê khen.

[82] 7. Cũng giống như hồ nước sâu, trong sạch, không bị vẩn đục, tương tự như thế, sau khi lắng nghe (các lời giảng về) Giáo Pháp các bậc sáng suốt được an tịnh.

[83] 8. Thật vậy, các bậc chân nhân từ bỏ mọi thứ, các bậc đạo đức không đề cập đến các ước muốn về dục lạc. Bị xúc chạm bởi hạnh phúc hay bởi khổ đau, các bậc sáng suốt không tỏ ra phấn khởi hay chán nản.

[84] 9. Người không vì lý do của bản thân, không vì lý do của kẻ khác, không ao ước con trai, không ao ước tài sản, không ao ước quốc độ, không mong muốn sự thành tựu cho bản thân một cách sái quấy, người ấy là người chân chánh, có giới hạnh, có trí tuệ. 

[85] 10. Ở loài người, những người có sự đi đến bờ kia là ít ỏi, trái lại những người khác chỉ chạy dọc theo bờ (bên này).

[86] 11. Và những người nào, khi pháp đã được tuyên thuyết đúng đắn, có sự hành trì theo pháp, những người ấy sẽ đi đến bờ kia, (sau khi vượt qua) lãnh vực của Ma Vương rất khó vượt qua.

[87] 12. Bậc sáng suốt, sau khi lìa bỏ pháp đen, nên phát triển pháp trắng, sau khi từ nhà đi đến trạng thái không nhà, ở chỗ tách biệt là nơi khó có sự thích thú.

[88] 13. Sau khi từ bỏ các dục, không còn có vật gì, vị sáng suốt nên mong mỏi sự thỏa thích ở nơi ấy, nên thanh lọc bản thân khỏi các điều ô nhiễm của tâm.

[89] 14. Những vị nào có tâm đã khéo được tu tập ở các chi phần đưa đến Giác Ngộ, được thích thú trong việc xả bỏ các sự bám víu, không còn chấp thủ, những vị ấy có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có sự chói sáng, đã đạt Niết Bàn ở thế gian.

Phẩm Bậc Sáng Suốt là thứ sáu.

 

 

[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).

[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ seti là viharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).

[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).

[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).

[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).

[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).

[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).

[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada