[21] 1. Sự không xao lãng là đạo lộ Bất Tử (Niết Bàn), sự xao lãng là con đường đưa đến sự chết. Những người không xao lãng không chết, những người nào xao lãng giống như đã chết.

[22] 2. Sau khi biết rõ điều ấy ở sự không xao lãng, thích thú trong hành xứ của các bậc Thánh, các bậc sáng suốt vui sướng ở sự không xao lãng.

[23] 3. Có thiền chứng, kiên trì, thường xuyên có sự nỗ lực vững chãi, sáng trí, các vị ấy đạt đến Niết Bàn, sự an toàn tối thượng đối với các trói buộc.

[24] 4. Đối với người có sự tích cực, có niệm, có việc làm trong sạch, có hành động đã được cân nhắc, tự chế ngự, sống đúng pháp, không bị xao lãng, thì danh tiếng được tăng trưởng.

[25] 5. Bằng sự tích cực, bằng sự không xao lãng, bằng sự tự chế ngự, và bằng sự rèn luyện, bậc thông minh nên xây dựng hòn đảo mà cơn lũ không tràn ngập được.

[26] 6. Những kẻ ngu, trí tồi, chiều theo sự xao lãng, còn vị thông minh gìn giữ sự không xao lãng như là (gìn giữ) tài sản quý nhất.

[27] 7. Chớ nên chiều theo sự xao lãng, chớ có (nghĩ đến) sự thân mật, thích thú trong các dục, bởi vì người không xao lãng trong khi tham thiền đạt được sự an lạc bao la.

[28] 8. Khi nào bậc sáng suốt xua đi sự xao lãng bằng không xao lãng, (khi ấy) sau khi leo lên tòa lâu đài trí tuệ, không còn sầu muộn, bậc sáng trí nhìn xuống đám người bị sầu muộn, ví như người đứng ở ngọn núi nhìn xuống những kẻ ngu dốt đứng ở mặt đất.

[29] 9. Là người không xao lãng giữa những kẻ bị xao lãng, là người có nhiều sự tỉnh thức giữa những kẻ bị ngủ mê, bậc sáng trí từ bỏ (những kẻ ấy) và ra đi, ví như con tuấn mã ra đi bỏ lại con ngựa yếu đuối (ở phía sau).

[30] 10. Nhờ sự không xao lãng, đức Trời Đế Thích (Maghavā) đi đến vị trí hàng đầu trong số chư Thiên. (Người người) ngợi ca sự không xao lãng; sự xao lãng luôn luôn bị quở trách.

[31] 11. Vị tỳ khưu thích thú ở sự không xao lãng, nhìn thấy nỗi hiểm nguy ở sự xao lãng, ra đi ví như ngọn lửa đang thiêu đốt sự trói buộc nhỏ nhoi và to lớn.

[32] 12. Vị tỳ khưu thích thú ở sự không xao lãng, nhìn thấy nỗi hiểm nguy ở sự xao lãng, không thể đi đến thối đọa, (mà còn) ở rất gần Niết Bàn.

Phẩm Không Xao Lãng là thứ nhì.

 

 

[1] tiṇṇamaññataraṃ yāmaṃ: Chú giải giải thích là một trong ba giai đoạn của cuộc đời, chứ không phải một trong ba canh của đêm (DhA. iii, 138).

[2] Không ghi theo nghĩa thông thường của seti là ‘nằm, ngủ.’ Chú Giải giải thích từ seti là viharati: ‘sống, sinh hoạt’ (DhA. iii, 165).

[3] Theo Chú Giải, bệnh (ātura) ở đây có nghĩa là ô nhiễm (kilesa), không bệnh nghĩa là không có ô nhiễm (DhA. iii, 257).

[4] atidhonacārinaṃ: ‘kẻ có sự thọ dụng bốn món vật dụng thiếu sự quán xét’ ý nghĩa này được ghi theo lời giải thích của Chú Giải (DhA. iii, 344).

[5] Ba mươi sáu dòng chảy: nói đến sáu ái liên quan nội phần và sáu ái liên quan ngoại phần, ở vào ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai (DhA. iv, 48).

[6] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 108).

[7] Về cả hai pháp: nói đến samathavipassanā, chỉ tịnh và minh sát (DhA. iv, 140).

[8] Các chú thích ở trong ngoặc đơn được thêm vào căn cứ theo Chú Giải (DhA. iv, 160).



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada