Hơn nữa, đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng có tâm đã được thanh lọc khỏi các pháp ngăn che này, do sự tập trung ngắn hạn có 18 tùy phiền não gì sanh lên (ở vị ấy)?

Tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở vào bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở nội phần là sự ngăn trở của định. Tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở ra bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở ngoại phần là sự ngăn trở của định. Do sự mong mỏi ở hơi thở vào, hành vi của ưa thích và tham ái là sự ngăn trở của định. Do sự mong mỏi ở hơi thở ra, hành vi của ưa thích và tham ái là sự ngăn trở của định. Đối với vị áp đặt hơi thở vào, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở ra là sự ngăn trở của định. Đối với vị áp đặt hơi thở ra, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở vào là sự ngăn trở của định.

Theo dõi hơi thở vào     

theo dõi hơi thở ra,

tán nội phần, mong mỏi,        

tán ngoại phần, ước muốn, (1)

áp đặt hơi thở vào                  

hứng thú đạt hơi ra,

áp đặt hơi thở ra                     

hứng thú đạt hơi vào. (2)

Sáu tùy phiền não này            

định niệm hơi vào ra,    

người bị chúng xáo động        

tâm không được giải thoát,     

những ai chưa giải thoát        

chúng thành tựu tái sanh. (3)

Nhóm sáu thứ nhất.

Đối với hành giả hướng tâm đến hiện tướng,[1] tâm (đặt) ở hơi thở vào bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở vào, tâm (đặt) ở hiện tướng bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hiện tướng, tâm (đặt) ở hơi thở ra bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở ra, tâm (đặt) ở hiện tướng bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở vào, tâm (đặt) ở hơi thở ra bị chao động là sự ngăn trở của định. Đối với hành giả hướng tâm đến hơi thở ra, tâm (đặt) ở hơi thở vào bị chao động là sự ngăn trở của định.

Hướng tâm đến hiện tướng

ý buông bỏ hơi vào,

hướng tâm đến hơi vào           

tâm chao động hiện tướng. (4)

Hướng tâm đến hiện tướng     

ý buông bỏ hơi ra,

hướng tâm đến hơi ra             

tâm chao động hiện tướng. (5)

Hướng tâm hơi thở vào           

tâm buông bỏ hơi ra,

hướng tâm hơi thở ra              

tâm chao động hơi vào. (6)

Sáu tùy phiền não này            

định niệm hơi vào ra,    

người bị chúng xáo động        

tâm không được giải thoát,     

những ai chưa giải thoát        

chúng thành tựu tái sanh. (7)

Nhóm sáu thứ nhì.

Tâm có sự chạy theo quá khứ[2] bị rơi vào tản mạn là sự ngăn trở của định. Tâm có sự mong mỏi ở vị lai[3] bị chao động là sự ngăn trở của định. Tâm trì trệ bị rơi vào biếng nhác là sự ngăn trở của định. Tâm được ra sức quá mức bị rơi vào phóng dật là sự ngăn trở của định. Tâm quá chuyên chú bị rơi vào tham là sự ngăn trở của định. Tâm lơi là bị rơi vào sân là sự ngăn trở của định.

Tâm chạy theo quá khứ,

vọng tương lai, trì trệ,   

quá ra sức, chuyên chú,          

tâm lơi là, không định. (8)

Sáu tùy phiền não này            

định niệm thở vào ra

người ô nhiễm bởi chúng        

không biết được thắng tâm. (9)

Nhóm sáu thứ ba.

Do tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở vào bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở nội phần, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do tâm của vị đang theo dõi giai đoạn đầu-giữa-cuối của hơi thở ra bằng niệm đi đến tình trạng tản mạn ở ngoại phần, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do mong mỏi ở hơi thở vào, do ưa thích, do hành vi của ái, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do mong mỏi ở hơi thở ra, do ưa thích, do hành vi của ái, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị áp đặt hơi thở vào, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở ra, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị áp đặt hơi thở ra, do sự hứng thú trong việc đạt được hơi thở vào, cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hiện tướng có tâm (đặt) ở hơi thở vào, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hơi thở vào có tâm (đặt) ở hiện tướng, do trạng thái bị dao động, cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hiện tướng có tâm (đặt) ở hơi thở ra, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm ...(như trên)... Đối với vị hướng tâm đến hơi thở ra có tâm (đặt) ở hiện tướng, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị hướng tâm đến hơi thở vào có tâm (đặt) ở hơi thở ra, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Đối với vị hướng tâm đến hơi thở ra có tâm (đặt) ở hơi thở vào, do trạng thái bị dao động cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự chạy theo quá khứ tâm bị rơi vào tản mạn, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự mong mỏi ở vị lai tâm bị dao động, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do có sự trì trệ tâm bị rơi vào biếng nhác, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do ra sức quá mức tâm bị rơi vào phóng dật, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do quá chuyên chú tâm bị rơi vào tham, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động. Do lơi là tâm bị rơi vào sân, cả thân lẫn tâm trở nên xao động, loạn động, rúng động.

Đối với vị tu niệm

hơi thở vào thở ra

không toàn vẹn, không tiến,    

thời thân bị loạn động,

tâm cũng bị loạn động,           

thân tâm đều rúng động. (10)

Đối với vị tu niệm          

hơi thở vào thở ra

được toàn vẹn, tiến triển,         

thời thân không loạn động,

tâm cũng không loạn động,    

thân tâm không rúng động. (11)

Hơn nữa, đối với vị đang tu tập định của niệm hơi thở vào hơi thở ra theo 16 nền tảng có tâm đã được thanh lọc khỏi các pháp ngăn che ấy, thời có 18 tùy phiển não này sanh lên.

Phần giải thích trí về tùy phiền não.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada