Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy sắc là tự ngã, hoặc tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy thọ ...(như trên)... tưởng ...(như trên)... các hành ...(như trên)... thức là tự ngã, hoặc tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức. ...(như trên)...

Nhận thấy sắc là tự ngã là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy đề mục đất ...(như trên)... đề mục trắng là tự ngã rằng: “Cái gì là đề mục trắng, cái ấy là tôi; cái gì là tôi, cái ấy là đề mục trắng,” (vị ấy) nhận thấy đề mục trắng và tự ngã chỉ là một. Cũng giống như đối với ngọn đèn dầu đang cháy sáng (nghĩ rằng): “Cái gì là ngọn lửa, cái ấy là ánh sáng; cái gì là ánh sáng, cái ấy là ngọn lửa,” (vị ấy) nhận thấy ngọn lửa và ánh sáng chỉ là một. Tương tợ như thế, có người nhận thấy đề mục trắng là tự ngã ...(như trên`)... là—kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã có sắc là nền tảng—thứ nhất. Kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Do kiến có liên hệ đến luận thuyết về tự ngã, có sự cố chấp với 20 biểu hiện này.

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada