Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện gì?

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’[1] có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện? Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ ... ‘Thế giới là có giới hạn,’ ... ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ... ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ ... ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ ... ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ ... ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với bao nhiêu biểu hiện?

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện. ... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ... những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Tưởng là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Hành là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... ‘Thức là thế giới và là thường còn’ ...(như trên)... là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là thường còn’—thứ năm. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thế giới và là không thường còn’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không thường còn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thế giới và là không thường còn’ ...(như trên)... ‘Tưởng là thế giới và là không thường còn’ ... ‘Hành là thế giới và là không thường còn’ ... ‘Thức là thế giới và là không thường còn’ ... là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(nt)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không thường còn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Ở đây, có người quan niệm bầu trời là hạn hẹp và có màu vàng. ... có màu đỏ ... có màu trắng ... có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là có giới hạn, được bao quanh’ là có suy tưởng về giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Thế giới là có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu xanh. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Thế giới là không có giới hạn’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Ở đây, có người quan niệm bầu trời là bao la và có màu vàng ... có màu đỏ ... có màu trắng ... có màu ánh sáng. Vị ấy khởi ý như vầy: ‘Thế giới này là không có giới hạn, không được bao quanh’ là có suy tưởng về không có giới hạn. Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Quan niệm về vật gì, vật ấy vừa là nền tảng vừa là thế giới. Quan niệm nhờ vào vật gì, vật ấy vừa là tự ngã vừa là thế giới’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(nt)... Do hữu biên kiến ‘Thế giới là không có giới hạn,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Thọ vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Tưởng vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Các hành vừa là mạng sống vừa là thân thể. ... ‘Thức vừa là mạng sống vừa là thân thể, cái gì là mạng sống cái ấy là thân thể, cái gì là thân thể cái ấy là mạng sống’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Mạng sống ấy, thân thể ấy,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Sắc là thân thể, không phải là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là hữu biên kiến về ‘Mạng sống khác, thân thể khác’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Thọ là thân thể không là mạng sống. ... ‘Tưởng là thân thể không là mạng sống. ... ‘Các hành là thân thể không là mạng sống. ... ‘Thức là thân thể không là mạng sống, mạng sống không phải là thân thể, Mạng sống khác, thân thể khác’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Mạng sống khác, thân thể khác,’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai cũng còn hiện hữu, cũng còn tồn tại, cũng còn sanh lên, và cũng còn tái tạo’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai bị phân hoại, bị diệt vong’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. ...(như trên)... Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện gì? Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, sắc là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.

Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Chính ở đây, thọ là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, tưởng là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, các hành là pháp tử. ... ‘Chính ở đây, thức là pháp tử. Từ sự tan rã của thân, đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là kiến. Do kiến ấy, ‘giới hạn ấy được chấp nhận’ là hữu biên kiến. Kiến không phải là nền tảng, nền tảng không phải là kiến; kiến là điều khác, nền tảng là điều khác; (cả hai) kiến và nền tảng là—hữu biên kiến về ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’—thứ nhất. Hữu biên kiến là tà kiến, ...(như trên)...; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Do hữu biên kiến ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết?’ có sự cố chấp với 5 biểu hiện này.

Do hữu biên kiến, có sự cố chấp với 50 biểu hiện này.

 



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada