Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện gì?

Ở đây, kẻ phàm phu không lắng nghe, không có sự nhận thức của các bậc Thánh, không rành rẽ Thánh pháp, không được huấn luyện về Thánh pháp, không có sự nhận thức của các bậc chân nhân, không rành rẽ pháp chân nhân, không được huấn luyện về pháp chân nhân nhận thấy tự ngã có sắc, hoặc sắc ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong sắc; nhận thấy tự ngã có thọ ...(như trên)...; nhận thấy tự ngã có tưởng ...(nt)...; nhận thấy tự ngã có các hành ...(nt)...; nhận thấy tự ngã có thức, hoặc thức ở trong tự ngã, hoặc tự ngã ở trong thức.

Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) thế nào? Ở đây, có người nhận thấy thọ, tưởng, các hành, thức là tự ngã. Vị ấy khởi ý như vầy: “Cái này quả thật là tự ngã của ta. Hơn nữa, tự ngã này đây của ta quả thật có sắc bởi vì sắc này;” (vị ấy) nhận thấy tự ngã có sắc. Cũng giống như cội cây là có bóng cây, vị này có thể nói về điều ấy như vầy: “Cái này là cội cây, cái này là bóng cây; cội cây là cái khác, bóng cây là cái khác. Hơn nữa, cội cây này đây quả thật là có bóng cây bởi vì bóng cây này;” (vị ấy) nhận thấy cội cây là có bóng cây. Tương tợ như thế, ở đây có người nhận thấy thọ ...(như trên)... Đây là—thường kiến lấy thân làm nền tảng—thứ nhất. Thường kiến là tà kiến, ...(như trên)... những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến. Nhận thấy tự ngã có sắc là (có ý nghĩa) như thế. ...(như trên)... Do thường kiến lấy thân làm nền tảng, có sự cố chấp với 15 biểu hiện này.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada