Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện gì?
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm sanh lên tùy thuộc vào sắc là sự khoái lạc đối với sắc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến, người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác, (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống câykosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, kiến (tạo nên) hiểm độc, kiến (tạo nên) mâu thuẫn, kiến (tạo nên) dao động, kiến (tạo nên) ràng buộc, kiến (tạo nên) xuyên suốt, kiến (tạo nên) áp đặt, kiến (tạo nên) vướng bận, kiến (tạo nên) trói buộc, kiến (tạo nên) sa đọa, kiến (tạo nên) ngủ ngầm, kiến (tạo nên) thiêu đốt, kiến (tạo nên) thống khổ, kiến (tạo nên) khúc mắc, kiến (tạo nên) chấp thủ, kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu.
Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến.
Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.
Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Sự cố chấp và bám víu rằng: ‘Lạc và hỷ tâm nào sanh lên tùy thuộc vào thọ, ...(như trên)... tùy thuộc vào tưởng, ...(như trên)... tùy thuộc vào các hành, ...(như trên)... tùy thuộc vào thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào mắt, ...(như trên)... tùy thuộc vào tai, ...(như trên)... tùy thuộc vào mũi, ...(như trên)... tùy thuộc vào lưỡi, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý, ...(như trên)... tùy thuộc vào các sắc, ...(như trên)... tùy thuộc vào các thinh, ...(như trên)... tùy thuộc vào các khí, ...(như trên)... tùy thuộc vào các vị, ...(như trên)... tùy thuộc vào các xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào các pháp, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhãn thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhĩ thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào tỷ thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào thiệt thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý thức, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhãn xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào nhĩ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào tỷ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thiệt xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thân xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào ý xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhãn xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ nhĩ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ tỷ xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thiệt xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ thân xúc, ...(như trên)... tùy thuộc vào thọ sanh ra từ ý xúc, điều ấy là sự khoái lạc đối với thọ sanh ra từ ý xúc’ là kiến. Kiến không phải là sự khoái lạc, sự khoái lạc không phải là kiến; kiến là điều khác, sự khoái lạc là điều khác; (cả hai) kiến và sự khoái lạc được gọi là Khoái Lạc Kiến.
Khoái lạc kiến là tà kiến, tà kiến là sự hư hỏng về kiến. Người có sự hư hỏng về kiến ấy là (người) bị hư hỏng về kiến. Không nên tiếp cận, không nên kết thân, không nên gần gũi người bị hư hỏng về kiến. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Ái nào do kiến, ái ấy không phải là kiến, kiến không phải là ái, kiến là điều khác, ái là điều khác; (cả hai) kiến và ái được gọi là ái do kiến. Người có kiến ấy và ái ấy là (người) bị nhiễm ái do kiến. Vật thí cho đến người bị nhiễm ái do kiến không có quả báu lớn, không có lợi ích lớn. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác.
Khoái lạc kiến là tà kiến. Có hai cảnh giới (tái sanh) đối với người có tà kiến là địa ngục hoặc loài súc sanh. Thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ...(như trên)..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Cũng giống như hạt giống cây nimba hoặc hạt giống cây kosātakī, hoặc hạt giống cây tittakālābu được gieo xuống đất ẩm. Vị nào của đất đã được tiếp thâu và vị nào của nước đã được tiếp thâu, tất cả (các) vị ấy đều đưa đến tính chất chát, tính chất cay, tính chất không dịu ngọt. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì hạt giống của cây ấy là ác. Tương tợ như thế, thân nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, khẩu nghiệp nào ...(như trên)..., ý nghiệp nào bị tác động toàn diện bởi kiến như thế ấy, ý định nào, ước muốn nào, nguyện vọng nào, và các hành nào của người có tà kiến, tất cả các pháp ấy đều đưa đến điều không muốn, không thích, không vừa ý, không tốt đẹp, khổ đau. Điều ấy có nguyên nhân thế nào? Bởi vì kiến của người này là ác. Khoái lạc kiến là tà kiến. Tà kiến là kiến (tạo nên) thiên lệch, kiến (tạo nên) nắm giữ, ...(như trên)..., kiến (tạo nên) cố chấp, kiến (tạo nên) bám víu. Có sự ràng buộc đối với tâm đã bị xâm nhập với 18 biểu hiện này.
Có những ràng buộc là kiến, và có những ràng buộc không phải là kiến. Những ràng buộc nào là kiến? Thân kiến, sự cố chấp vào giới và nghi thức; những điều này vừa là sự ràng buộc vừa là kiến.
Những ràng buộc nào không phải là kiến? Sự ràng buộc với ái dục, sự ràng buộc với bất bình, sự ràng buộc với ngã mạn, sự ràng buộc với hoài nghi, sự ràng buộc với hữu ái, sự ràng buộc với ganh tỵ, sự ràng buộc với bỏn xẻn, sự ràng buộc với tình quyến luyến, sự ràng buộc với vô minh; những điều này là sự ràng buộc, không phải là kiến.
Do khoái lạc kiến, có sự cố chấp với 35 biểu hiện này.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada