Sự lãnh hội: Lãnh hội nhờ vào gì? Lãnh hội nhờ vào tâm. Nếu lãnh hội nhờ vào tâm, vậy thì người không có trí (có thể) lãnh hội? Người không có trí không (thể) lãnh hội. Lãnh hội nhờ vào trí.
Nếu lãnh hội nhờ vào trí, vậy thì người không có tâm (có thể) lãnh hội? Người không có tâm không (thể) lãnh hội. Lãnh hội nhờ vào tâm và nhờ vào trí.
Nếu lãnh hội nhờ vào tâm và nhờ vào trí, vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm dục giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm dục giới và nhờ vào trí.
Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm sắc giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm sắc giới và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vô sắc giới và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vô sắc giới và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vận hành theo nghiệp và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vận hành theo nghiệp và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm thuận theo chân lý và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm thuận theo chân lý và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm quá khứ và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm quá khứ và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm vị lai và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm vị lai và nhờ vào trí. Vậy thì lãnh hội nhờ vào tâm hợp thế hiện tại và nhờ vào trí? Không phải lãnh hội nhờ vào tâm hợp thế hiện tại và nhờ vào trí. Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế.
Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế là (có ý nghĩa) thế nào? Ở sát-na Đạo Siêu Thế: tâmcó tính chủ đạo trong các pháp sanh lênlà nhân và duyên của trí; trítương ưng với điều ấy, có hành xứ là sự diệt tận, có tính chất chủ đạo trong việc nhận thấylà nhân và duyên của tâm; trí tương ưng với điều ấy là hành xứ của sự diệt tận.[1] Lãnh hội nhờ vào tâm hiện tại và nhờ vào trí ở sát-na Đạo Siêu Thế là (có ý nghĩa) như thế.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Siêu Thế: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến, sự lãnh hội về việc gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, sự lãnh hội về gìn giữ là chánh ngữ, sự lãnh hội về nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, sự lãnh hội về trong sạch là chánh mạng, sự lãnh hội về ra sức là chánh tinh tấn, sự lãnh hội về thiết lập là chánh niệm, sự lãnh hội về không tản mạn là chánh định.
Sự lãnh hội về thiết lập là niệm giác chi, sự lãnh hội về suy xét là trạch pháp giác chi, sự lãnh hội về ra sức là cần giác chi, sự lãnh hội về lan tỏa là hỷ giác chi, sự lãnh hội về an tịnh là tịnh giác chi, sự lãnh hội về không tản mạn là định giác chi, sự lãnh hội về phân biệt rõ là xả giác chi.
Sự lãnh hội về tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở biếng nhác là tấn lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở buông lung là niệm lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở phóng dật là định lực, sự lãnh hội về tính chất không dao động ở vô minh là tuệ lực.
Sự lãnh hội về cương quyết là tín quyền, sự lãnh hội về ra sức là tấn quyền, sự lãnh hội về thiết lập là niệm quyền, sự lãnh hội về không tản mạn là định quyền, sự lãnh hội về nhận thấy là tuệ quyền.
Sự lãnh hội về các quyền theo ý nghĩa pháp chủ đạo, sự lãnh hội về các lực theo ý nghĩa về tính chất không thể bị lay chuyển, sự lãnh hội về các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), sự lãnh hội về Đạo theo ý nghĩa chủng tử, sự lãnh hội về thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập, sự lãnh hội về các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực, sự lãnh hội về các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu, sự lãnh hội về chân lý theo ý nghĩa của thực thể, sự lãnh hội về chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, sự lãnh hội về minh sát theo ý nghĩa quán sát, sự lãnh hội về chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị, sự lãnh hội về kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá, sự lãnh hội về giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc, sự lãnh hội về tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn, sự lãnh hội về kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thấy, sự lãnh hội về giải thoát theo ý nghĩa được phóng thích, sự lãnh hội về minh theo ý nghĩa thấu triệt, sự lãnh hội về giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ, trí về đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ là sự lãnh hội.
Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội, tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là sự lãnh hội, xúc theo ý nghĩa liên kết là sự lãnh hội, thọ theo ý nghĩa hội tụ là sự lãnh hội, định theo ý nghĩa dẫn đầu là sự lãnh hội, niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo là sự lãnh hội, tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là sự lãnh hội, giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là sự lãnh hội, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Nhập Lưu: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Quả Nhập Lưu: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến ...(như trên)... trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng là sự lãnh hội. Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Có phải sự lãnh hội chỉ là bấy nhiêu? Không phải, ở sát-na Đạo Nhất Lai ... ở sát-na Quả Nhất Lai ... ở sát-na Đạo Bất Lai ... ở sát-na Quả Bất Lai ... ở sát-na Đạo A-la-hán ... ở sát-na Quả A-la-hán: sự lãnh hội về nhận thấy là chánh kiến, sự lãnh hội về sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy ...(như trên)... trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tịnh lặng là sự lãnh hội. Ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là sự lãnh hội ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là sự lãnh hội.
Vị này dứt bỏ các phiền não, dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại. Dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, vậy thì (vị ấy) dứt bỏ pháp đã được cạn kiệt, làm diệt tận pháp đã được diệt tận, làm xa lìa pháp đã được xa lìa, làm biến mất pháp đã được biến mất; (vị ấy) dứt bỏ pháp thuộc quá khứ là pháp không hiện hữu. Như thế, (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ.
Dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, vậy thì (vị ấy) dứt bỏ pháp chưa được sanh ra, dứt bỏ pháp chưa được tạo lập, dứt bỏ pháp chưa được sanh lên, dứt bỏ pháp chưa được hiện khởi; (vị ấy) dứt bỏ pháp thuộc vị lai là pháp không hiện hữu. Như thế, (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai.
Dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại: Nếu (vị ấy) dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại, vậy thì bị ái nhiễm (vị ấy) dứt bỏ tham ái, bị hư hỏng (vị ấy) dứt bỏ sân, bị mê muội (vị ấy) dứt bỏ vô minh, bị ràng buộc (vị ấy) dứt bỏ ngã mạn, bị tiêm nhiễm (vị ấy) dứt bỏ tà kiến, bị rơi vào tản mạn (vị ấy) dứt bỏ phóng dật, bị rơi vào không dứt khoát (vị ấy) dứt bỏ hoài nghi, bị rơi vào cố tật (vị ấy) dứt bỏ pháp ngủ ngầm; (như thế) các pháp đen và trắng[2] được kết hợp chung, hiện hữu một cách bình đẳng, sự tu tập Đạo là còn phiền não.
(Vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, không dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại: Nếu (vị ấy) không dứt bỏ các phiền não thuộc quá khứ, không dứt bỏ các phiền não thuộc vị lai, không dứt bỏ các phiền não thuộc hiện tại, vậy thì (phải chăng) không có sự tu tập Đạo, không có sự tác chứng Quả, không có sự dứt bỏ các phiền não, không có sự lãnh hội các pháp? Có sự tu tập Đạo, có sự tác chứng Quả, có sự dứt bỏ các phiền não, có sự lãnh hội các pháp. Như thế là (có ý nghĩa) thế nào? Giống như thân cây còn nhỏ có trái cây chưa được sanh ra, người ta có thể đốn ngã chính gốc cây ấy. Những trái cây chưa được sanh ra của cây ấy, chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu.
Tương tợ như thế, sự sanh lên là nhân, sự sanh lên là duyên đưa đến sự tạo lập các phiền não. Sau khi thấy được tai hại trong sự sanh lên, tâm tiến đến sự không sanh lên. Nhờ vào trạng thái của tâm ở sự không sanh lên, các phiền não nào có sự sanh lên là duyên có thể được tạo lập, các phiền não ấy chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu. Như vậy, do sự diệt tận của nhân có sự diệt tận của Khổ. Sự vận hành là nhân, hiện tướng là nhân, (nghiệp) tích lũy là nhân, (nghiệp) tích lũy là duyên đưa đến sự tạo lập các phiền não. Sau khi thấy được tai hại ở (nghiệp) tích lũy, tâm tiến đến sự không tích lũy (nghiệp). Nhờ vào trạng thái của tâm ở sự không tích lũy (nghiệp), các phiền não nào có (nghiệp) tích lũy là duyên có thể được tạo lập, các phiền não ấy chính vì chưa được sanh ra nên (sẽ) không được sanh ra, chính vì chưa được tạo lập nên (sẽ) không được tạo lập, chính vì chưa được sanh lên nên (sẽ) không được sanh lên, chính vì chưa được hiện hữu nên (sẽ) không được hiện hữu. Như vậy, do sự diệt tận của nhân có sự diệt tận của Khổ. Như vậy, có sự tu tập Đạo, có sự tác chứng Quả, có sự dứt bỏ các phiền não, có sự lãnh hội các pháp.
Phần Giảng về sự Lãnh Hội được đầy đủ.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada