Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai. Tại đó, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu nhóm năm vị rằng:
- Này các tỳ khưu, đây là hai cực đoan mà bậc xuất gia không nên thực hành. Hai là gì? Đây là sự say đắm về dục lạc trong các dục, kém cỏi, thô thiển, tầm thường, không cao thượng, không đem lại lợi ích, và đây là sự gắn bó với việc hành hạ bản thân, đau khổ, không cao thượng, không đem lại lợi ích. Này các tỳ khưu, sau khi không tiếp cận cả hai cực đoan ấy, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.
Và này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn, (lối thực hành trung hòa) ấy là gì? Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh cần, chánh niệm, chánh định. Này các tỳ khưu, lối thực hành trung hòa ấy đã được đức Như lai tự mình giác ngộ khiến cho mắt được thấy, khiến cho trí được sáng, dẫn đến tịch tịnh, thắng trí, hoàn toàn giác ngộ, Niết Bàn.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ: sanh là khổ, già cũng là khổ, bệnh cũng là khổ, chết cũng là khổ, sự gắn bó với những gì không ưa thích cũng là khổ, sự chia lìa với những gì ưa thích cũng là khổ, không đạt được điều ước muốn cũng là khổ, một cách tóm tắt năm thủ uẩn là khổ.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh của Khổ. Điều ấy chính là ái đưa đến tái sanh, liên kết với khoái lạc và tham ái, có sự thỏa thích ở nơi này nơi khác tức là: dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ. Điều ấy là sự diệt tận và ly tham ái không còn dư sót, là sự buông bỏ, là sự từ bỏ, là sự giải thoát, là sự không còn chỗ nương tựa đối với chính ái ấy.
Này các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ. Đó chính là Thánh Đạo tám chi phần tức là chánh kiến ...(như trên)... chánh định.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, cho đến khi nào sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể của bốn chân lý cao thượng này chưa được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, cho đến khi ấy ta chưa công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Và này các tỳ khưu, bởi vì sự biết và thấy đúng theo thực thể của ta về ba Luân và mười hai Thể trong bốn chân lý cao thượng này đã được thực sự thanh tịnh; này các tỳ khưu, khi ấy ta đã công bố là ‘Đã hoàn toàn giác ngộ quả vô thượng Chánh Đẳng Giác’ ở thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người. Hơn nữa, sự biết và thấy đã sanh khởi đến ta rằng: ‘Sự giải thoát của ta là không thể thay đổi. Đây là lần sanh cuối cùng, giờ không còn tái sanh nữa.’
Đức Thế Tôn đã giảng về điều ấy. Các tỳ khưu nhóm năm vị đã hoan hỷ thâu nhận lời dạy của đức Thế Tôn. Và trong khi bài kinh này được thuyết giảng, Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến đại đức Koṇḍañña: ‘Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.’
Khi bánh xe Pháp được chuyển vận bởi đức Thế Tôn, chư thiên ở địa cầu đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’ Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở địa cầu, chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... Sau khi nghe được tiếng đồn của chư thiên ở cõi Tứ Đại Thiên Vương, chư thiên ở cõi Đạo Lợi đã đồn đãi lời rằng: ...(như trên)... chư thiên ở cõi Dạ Ma ...(như trên)... chư thiên ở cõi Đẩu Suất ...(như trên)... chư thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên ...(như trên)... chư thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại ...(như trên)... chư thiên thuộc hàng Phạm thiên đã đồn đãi lời rằng: ‘Bánh xe Pháp tối thượng ấy đã được đức Thế Tôn chuyển vận tại Bārāṇasī, Isipatana, nơi vườn nai không thể bị chuyển vận nghịch lại bởi Sa-môn, Bà-la-môn, thiên nhân, Ma Vương, Phạm thiên, hoặc bất cứ ai ở trên đời.’
Vào thời khắc ấy, vào giây phút ấy, lời đồn đãi ấy đã đi đến các cõi trời Phạm thiên. Và mười ngàn thế giới này đã bị lay chuyển, rung động, chấn động. Và ánh sáng vô lượng tuyệt vời đã hiện ra ở thế gian, vượt quá hào quang siêu phàm của chư thiên.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã thốt lên lời cảm hứng này: ‘Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được! Quà nhiên Koṇḍañña đã hiểu được!’ Do đó, đại đức Koṇḍañña đã có tên là ‘Aññākoṇḍañña.’[4]
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự Khổ cần được biết toàn diện.’ ...(như trên)... đã được biết toàn diện.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở chân lý cao thượng tức là sự Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ cần được dứt bỏ.’ ...(như trên)... đã được dứt bỏ.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là nhân sanh Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ cần được tác chứng.’ ...(như trên)... đã được tác chứng.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được tu tập.’ ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)...
Ở chân lý cao thượng tức là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn chân lý cao thượng có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thân trên thân.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét thân trên thân này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở sự thiết lập niệm về quán thân trên thân có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là sự quán xét thọ trên các thọ.’ ... tâm trên tâm.’ ... pháp trên các pháp.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự quán xét pháp trên các pháp này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ ...(như trên)... Ở sự thiết lập niệm về quán pháp trên các pháp có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn sự thiết lập niệm có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do tinh tấn ... định do tâm ... định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ Này các tỳ khưu, ta có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’
‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa gì? ‘(Pháp) nhãn đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận thức. ‘Trí đã sanh khởi’ theo ý nghĩa đã được biết. ‘Tuệ đã sanh khởi’ theo ý nghĩa nhận biết. ‘Minh đã sanh khởi’ theo ý nghĩa thấu triệt. ‘Ánh sáng đã sanh khởi’ theo ý nghĩa chiếu sáng.
(Pháp) nhãn là pháp, trí là pháp, tuệ là pháp, minh là pháp, ánh sáng là pháp. Năm pháp này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các pháp. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các pháp là sự phân tích các pháp.”
Ý nghĩa của sự nhận thức là ý nghĩa, ý nghĩa của điều đã được biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự nhận biết là ý nghĩa, ý nghĩa của sự thấu triệt là ý nghĩa, ý nghĩa của chiếu sáng là ý nghĩa. Năm ý nghĩa này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ý nghĩa. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ý nghĩa là sự phân tích các ý nghĩa.”
Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm pháp. Nói đến văn tự và ngôn từ để chỉ rõ về năm ý nghĩa. Mười ngôn từ này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các ngôn từ. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các ngôn từ là sự phân tích các ngôn từ.”
Các trí về năm pháp, các trí về năm ý nghĩa, các trí về mười ngôn từ; hai mươi trí này vừa là đối tượng vừa là hành xứ của sự phân tích các phép biện giải. Các đối tượng của việc ấy cũng là các hành xứ của việc ấy, các hành xứ của việc ấy cũng là các đối tượng của việc ấy. Vì thế, được nói rằng: “Trí về các phép biện giải là sự phân tích các phép biện giải.”
Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do ước muốn và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Đây là nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực.’ ...(như trên)... (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực này đây cần được tu tập ...(như trên)... đã được tu tập.’ Ở nền tảng của thần thông hội đủ (các yếu tố) định do thẩm xét và các tạo tác do nỗ lực có 15 pháp, 15 ý nghĩa, 30 ngôn từ, và 60 trí.
Ở bốn nền tảng của thần thông có 60 pháp, 60 ý nghĩa, 120 ngôn từ, và 240 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Vipassī có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Vipassī có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Sikhī ... Bồ Tát Vessabhū ... Bồ Tát Kakusandha ... Bồ Tát Koṇāgamana ... Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Kassapa có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Kassapa có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Nhân sanh, nhân sanh.’ Này các tỳ khưu, Bồ Tát Gotama có được (Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi đối với các Pháp trước đây chưa từng được nghe: ‘Sự diệt tận, sự diệt tận.’ Ở lời tuyên bố của Bồ Tát Gotama có 10 pháp, 10 ý nghĩa, 20 ngôn từ, và 40 trí.
Ở bảy lời tuyên bố của bảy vị Bồ Tát có 70 pháp, 70 ý nghĩa, 140 ngôn từ, và 280 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự biết rõ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tu tập của sự tu tập ...(như trên)... Cho đến ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa tác chứng là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở ý nghĩa biết rõ của sự biết rõ, về ý nghĩa biết toàn diện của sự biết toàn diện, về ý nghĩa dứt bỏ của sự dứt bỏ, về ý nghĩa tu tập của sự tu tập, về ý nghĩa về tác chứng của sự tác chứng có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về uẩn của các uẩn là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về uẩn là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về giới của các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa về xứ của các xứ ... Cho đến ý nghĩa tạo tác của các tạo tác ... Cho đến ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của không tạo tác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở ý nghĩa về uẩn của các uẩn, ở ý nghĩa về giới của các giới, ở ý nghĩa về xứ của các xứ, ở ý nghĩa tạo tác của các tạo tác, ở ý nghĩa không tạo tác của không tạo tác có 125 pháp, 125 ý nghĩa, 250 ngôn từ, và 500 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về khổ của Khổ là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Khổ là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về khổ của Khổ có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của sự diệt tận ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của Đạo là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về đạo của Đạo có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở bốn chân lý cao thượng có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(nt)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ ...(như trên)... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở bốn phân tích có 100 pháp, 100 ý nghĩa, 200 ngôn từ, và 400 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi ...(như trên)... ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến trí biết được khả năng người khác là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí biết được khả năng người khác là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí biết được khả năng người khác có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
(Pháp) nhãn đã sanh khởi, trí đã sanh khởi, tuệ đã sanh khởi, minh đã sanh khởi, ánh sáng đã sanh khởi: ‘Cho đến bảy thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm ...(như trên)... ‘Cho đến trí song thông ...(như trên)... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi ...(như trên)... ‘Cho đến trí Toàn Giác ...(như trên)... ‘Cho đến trí không bị ngăn che là đã được biết, đã được thấy, đã được hiểu, đã được tác chứng, đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí không bị ngăn che là không được chạm đến bởi tuệ.’ Ở trí không bị ngăn che có 25 pháp, 25 ý nghĩa, 50 ngôn từ, và 100 trí.
Ở sáu pháp của đức Phật có 150 pháp, 150 ý nghĩa, 300 ngôn từ, và 600 trí.
Ở trường hợp về phân tích có 850 pháp, 850 ý nghĩa, 1700 ngôn từ, và 3400 trí.
Phần Giảng về sự Phân Tích được đầy đủ.
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada