Trí Toàn Giác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Biết tất cả (pháp) hữu vi và vô vi không có thiếu sót’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Biết tất cả việc đã qua’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Biết tất cả việc chưa đến’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Biết tất cả việc hiện tại’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Mắt và luôn cả các sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Tai và luôn cả các thinh, ... ‘Mũi và luôn cả các khí, ... ‘Lưỡi và luôn cả các vị, ... ‘Thân và luôn cả các xúc, ... ‘Ý và luôn cả các pháp, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa của vô thường, ý nghĩa của khổ não, ý nghĩa của vô ngã, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của sắc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa vô thường, ý nghĩa khổ não, ý nghĩa vô ngã của thọ, ... của tưởng, ... của các hành, ... của thức, ... của mắt, ... của lão tử, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa của sự biết rõ đối với sự biết rõ, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến ý nghĩa của sự biết toàn diện đối với sự biết toàn diện... ‘Cho đến ý nghĩa của sự dứt bỏ đối với sự dứt bỏ ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tu tập đối với sự tu tập ... ‘Cho đến ý nghĩa của sự tác chứng đối với sự tác chứng, ...

‘Cho đến ý nghĩa của uẩn đối với các uẩn, ... ‘Cho đến ý nghĩa của giới đối với các giới ... ‘Cho đến ý nghĩa của xứ đối với các xứ ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp hữu vi đối với các pháp hữu vi ... ‘Cho đến ý nghĩa của pháp vô vi đối với pháp vô vi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến các pháp thiện, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che. ‘Cho đến các pháp bất thiện ... ‘Cho đến các pháp vô ký, ...

‘Cho đến các pháp dục giới, ... ‘Cho đến các pháp sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp vô sắc giới, ... ‘Cho đến các pháp không bị lệ thuộc, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa của Khổ đối với Khổ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh (Khổ) đối với nhân sanh (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự diệt tận (Khổ) đối với sự diệt tận (Khổ), ... ‘Cho đến ý nghĩa về Đạo của Đạo, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ý nghĩa đối với sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích pháp đối với sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích ngôn từ đối với sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về sự phân tích phép biện giải đối với sự phân tích phép biện giải, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt đến, đã được tầm cầu, đã được đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, biết tất cả điều ấy’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

1.Không gì ở nơi đây  

không được thấy bởi Ngài,

hoặc không nhận thức được,   

hoặc không thể biết đến.

Ngài biết rõ tất cả                        

mọi điều có thể biết,

vì thế đức Như Lai                       

là vị có Toàn Nhãn.

Toàn Nhãn: Toàn Nhãn theo ý nghĩa gì?

Mười bốn Phật trí: Trí về Khổ là Phật trí. Trí về nhân sanh Khổ là Phật trí. Trí về sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là Phật trí. Trí về sự phân tích ý nghĩa ... Trí về sự phân tích pháp ... Trí về sự phân tích ngôn từ ... Trí về sự phân tích phép biện giải ... Trí biết được khả năng của người khác ... Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh ... Trí về song thông ... Trí về sự thể nhập đại bi ... Trí Toàn Giác là Phật trí. Trí không bị ngăn che là Phật trí. Đây là mười bốn Phật trí. Trong số mười bốn Phật trí này, tám loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.

‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được biết. Không có ý nghĩa về Khổ là không được biết’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa về Khổ của Khổ, tất cả đã được thấy, ... đã được hiểu, ... đã được tác chứng, ... đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa về Khổ là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến ý nghĩa về nhân sanh của nhân sanh, ... ‘Cho đến ý nghĩa về diệt tận của diệt tận, ... ‘Cho đến ý nghĩa về đạo của Đạo, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ý nghĩa của sự phân tích ý nghĩa, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích pháp của sự phân tích pháp, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích ngôn từ của sự phân tích ngôn từ, ... ‘Cho đến ý nghĩa về phân tích phép biện giải của sự phân tích phép biện giải, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có ý nghĩa của sự phân tích phép biện giải là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

 ‘Cho đến trí biết được khả năng của người khác, ... ‘Cho đến trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh, ... ‘Cho đến trí về song thông, ... ‘Cho đến trí về sự thể nhập đại bi, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

‘Cho đến điều đã được thấy, đã được nghe, đã được cảm giác, đã được nhận thức, đã đạt, đã tầm cầu, đã đeo đuổi bởi tâm trí của thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, tất cả đã được biết, ... tất cả đã được thấy, ... tất cả đã được hiểu, ... tất cả đã được tác chứng, ... tất cả đã được chạm đến bởi tuệ. Không có trí về sự thể nhập đại bi là không được chạm đến bởi tuệ’ là trí Toàn Giác, ‘không có sự ngăn che về điều ấy’ là trí không bị ngăn che.

Không gì ở nơi đây            

 không được thấy bởi Ngài,

hoặc không nhận thức được,   

hoặc không thể biết đến.

Ngài biết rõ tất cả                        

mọi điều có thể biết,

vì thế đức Như Lai                       

là vị có Toàn Nhãn.

Phần giải thích ‘Trí Toàn Giác.’

Phần giảng về Trí được đầy đủ.



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada