Trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai là (có ý nghĩa) thế nào?
Ở đây, đức Như Lai nhìn thấy các chúng sanh: có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều, có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt, có tánh khí tốt, có tánh khí tồi, dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn, một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Có tầm nhìn bị vấy bụi ít, có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều: Người có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không có đức tin là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người biếng nhác là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có niệm được thiết lập là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có niệm bị quên lãng là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người không được định tĩnh là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều. Người có tuệ là có tầm nhìn bị vấy bụi ít, người có tuệ kém là có tầm nhìn bị vấy bụi nhiều.
Có giác quan sắc sảo, có giác quan cùn lụt: Người có đức tin là có giác quan sắc sảo, người không có đức tin là có giác quan cùn lụt. Người có sự cố gắng tinh tấn là có giác quan sắc sảo, người biếng nhác là có giác quan cùn lụt. Người có niệm được thiết lập là có giác quan sắc sảo, người có niệm bị quên lãng là có giác quan cùn lụt. Người được định tĩnh là có giác quan sắc sảo, người không được định tĩnh là có giác quan cùn lụt. Người có tuệ là có giác quan sắc sảo, người có tuệ kém là có giác quan cùn lụt.
Có tánh khí tốt, có tánh khí tồi: Người có đức tin là có tánh khí tốt, người không có đức tin là có tánh khí tồi. Người có sự cố gắng tinh tấn là có tánh khí tốt, người biếng nhác là có tánh khí tồi. Người có niệm được thiết lập là có tánh khí tốt, người có niệm bị quên lãng là có tánh khí tồi. Người được định tĩnh là có tánh khí tốt, người không được định tĩnh là có tánh khí tồi. Người có tuệ là có tánh khí tốt, người có tuệ kém là có tánh khí tồi.
Dễ hướng dẫn, khó hướng dẫn: Người có đức tin là dễ hướng dẫn, người không có đức tin là khó hướng dẫn. Người có sự cố gắng tinh tấn là dễ hướng dẫn, người biếng nhác là khó hướng dẫn. Người có niệm được thiết lập là dễ hướng dẫn, người có niệm bị quên lãng là khó hướng dẫn. Người được định tĩnh là dễ hướng dẫn, người không được định tĩnh là khó hướng dẫn. Người có tuệ là dễ hướng dẫn, người có tuệ kém là khó hướng dẫn.
Một số chúng sanh thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, một số chúng sanh không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác:Người có đức tin là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không có đức tin là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có sự cố gắng tinh tấn là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người biếng nhác là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có niệm được thiết lập là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có niệm bị quên lãng là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người được định tĩnh là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người không được định tĩnh là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác. Người có tuệ là thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác, người có tuệ kém là không thấy được sự sợ hãi ở tội lỗi và sự (tái sanh) vào thế giới khác.
Thế giới: Thế giới của các uẩn, thế giới của các giới, thế giới của các xứ, thế giới có sự bất hạnh, thế giới đem lại sự bất hạnh, thế giới có sự thuận lợi, thế giới đem lại sự thuận lợi.
Một thế giới là tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực. Hai thế giới là danh và sắc. Ba thế giới là ba thọ. Bốn thế giới là bốn loại vật thực. Năm thế giới là năm thủ uẩn. Sáu thế giới là sáu nội xứ. Bảy thế giới là bảy trụ xứ của thức. Tám thế giới là tám pháp thế gian. Chín thế giới là chín nơi cư trú của chúng sanh. Mười thế giới là mười xứ.[7] Mười hai thế giới là mười hai xứ.[8] Mười tám thế giới là mười tám giới.
Tội lỗi: Tất cả ô nhiễm là tội lỗi, tất cả ác hạnh là tội lỗi, tất cả các thắng hành là tội lỗi, tất cả nghiệp đưa đến hữu là tội lỗi.
Như thế, tưởng đến sự kinh hãi sắc bén về thế giới này và về tội lỗi này đã được đề cập, cũng giống như (tưởng đến sự kinh hãi) về cuộc chém giết có thanh gươm đã được vung lên. Đức Như Lai biết được, thấy được, hiểu được, thấu triệt năm quyền này thông qua năm mươi biểu hiện[9] này.
Đây là trí biết được khả năng của người khác của đức Như Lai.
Phần giải thích ‘Trí biết được khả năng của người khác.’
Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada