Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt là (có ý nghĩa) thế nào?

Với hai lực: Hai lực: là lực của chỉ tịnh và lực của minh sát.

Lực của chỉ tịnh là gì? Do tác động của sự thoát ly, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự không sân độc, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng  trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. ...(như trên)... Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở vào, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh. Quán xét về từ bỏ do tác động của hơi thở ra, trạng thái chuyên nhất không tản mạn của tâm là lực của chỉ tịnh.  

Lực của chỉ tịnh: Lực của chỉ tịnh theo ý nghĩa gì? ‘Nhờ vào sơ thiền, (hành giả) không rung động đối với các pháp ngăn che’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào nhị thiền, (hành giả) không rung động đối với tầm và tứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tam thiền, (hành giả) không rung động đối với hỷ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào tứ thiền, (hành giả) không rung động đối với lạc và khổ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt không vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sắc, đối với sự nghĩ tưởng về bất bình, đối với sự nghĩ tưởng về sự khác biệt’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt thức vô biên xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt vô sở hữu xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘Nhờ vào sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ’ là lực của chỉ tịnh. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với các sự phóng dật, đối với các phiền não và các uẩn đi cùng với phóng dật’ là lực của chỉ tịnh. Đây là lực của chỉ tịnh.

Lực của minh sát là gì? Quán xét về vô thường là lực của minh sát, quán xét về khổ não là lực của minh sát, quán xét về vô ngã là lực của minh sát, quán xét về nhàm chán là lực của minh sát, quán xét về ly tham ái là lực của minh sát, quán xét về diệt tận là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ là lực của minh sát. Quán xét về vô thường ở sắc là lực của minh sát, ...(như trên)... quán xét về từ bỏ ở sắc là lực của minh sát, quán xét về từ bỏ ở thọ ... ở tưởng ... ở các hành ... ở thức ... ở mắt ...  ở lão tử là lực của minh sát.

Lực của minh sát: Lực của minh sát theo ý nghĩa gì? ‘Do quán xét về vô thường, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về thường’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về khổ não, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về lạc’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về vô ngã, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về ngã’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về nhàm chán, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về sự vui thích’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về ly tham ái, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về tham ái’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về diệt tận, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nhân sanh khởi’ là lực của minh sát. ‘Do quán xét về từ bỏ, (hành giả) không rung động đối với sự nghĩ tưởng về nắm giữ’ là lực của minh sát. ‘(Hành giả) không rung động không chuyển động không chao động đối với vô minh, đối với các phiền não đi cùng với vô minh, và đối với các uẩn’ là lực của minh sát. Điều này được gọi là lực của minh sát.

Với sự tịnh lặng của ba hành: Với sự tịnh lặng của ba hành nào? Đối với (hành giả) thể nhập nhị thiền, các hành của khẩu là tầm và tứ được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập tứ thiền, các hành của thân là hơi thở ra và hơi thở vào được tịnh lặng. Đối với (hành giả) thể nhập sự diệt tận của thọ và tưởng, các hành của tâm là tưởng và thọ được tịnh lặng. Là với sự tịnh lặng của ba hành này.

Với mười sáu hành vi của trí: Với mười sáu hành vi gì của trí? Quán xét về vô thường là hành vi của trí, quán xét về khổ não là hành vi của trí, quán xét về vô ngã là hành vi của trí, quán xét về nhàm chán là hành vi của trí, quán xét về ly tham ái là hành vi của trí, quán xét về diệt tận là hành vi của trí, quán xét về từ bỏ là hành vi của trí, quán xét về ly khai là hành vi của trí, Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí, Đạo Nhất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Nhất Lai là hành vi của trí, Đạo Bất Lai là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả Bất Lai là hành vi của trí, Đạo A-la-hán là hành vi của trí, sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí. Là với mười sáu hành vi này của trí.

Với chín hành vi của định: Với chín hành vi gì của định? Sơ thiền là hành vi của định, nhị thiền là hành vi của định, tam thiền là hành vi của định, tứ thiền là hành vi của định, sự chứng đạt không vô biên xứ ..., sự chứng đạt thức vô biên xứ ..., sự chứng đạt vô sở hữu xứ ..., sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là hành vi của định, tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sơ thiền ...(như trên)... tầm tứ hỷ lạc và sự chuyên nhất của tâm nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ (là hành vi của định). Là với chín hành vi này của định.

Sự thuần thục: Có năm sự thuần thục: Sự thuần thục về hướng tâm, sự thuần thục về thể nhập, sự thuần thục về chú nguyện, sự thuần thục về thoát ra, sự thuần thục về quán xét lại.

(Hành giả) hướng tâm đến sơ thiền ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thể nhập’ là sự thuần thục về thể nhập. (Hành giả) chú nguyện sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc chú nguyện’ là sự thuần thục về chú nguyện. (Hành giả) thoát ra khỏi sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc thoát ra’ là sự thuần thục về thoát ra. (Hành giả) quán xét lại sơ thiền ở bất cứ đâu ... ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại.

(Hành giả) hướng tâm đến nhị thiền ...(như trên)... đến sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc hướng tâm’ là sự thuần thục về hướng tâm. (Hành giả) thể nhập ...(như trên)... chú nguyện ...(như trên)... thoát ra ...(như trên)... quán xét lại sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ ở bất cứ đâu theo ước muốn, bất cứ khi nào theo ước muốn, và kéo dài theo ước muốn, ‘không có trạng thái bị trì trệ trong việc quán xét lại’ là sự thuần thục về quán xét lại. Đây là năm sự thuần thục.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.”

Phần giải thích ‘Trí về sự chứng đạt thiền diệt.’



Phiên bản thư viện demo v4.5 [Tipiṭaka Tiếng Việt] Theravada